Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn tournhatranggiare. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tournhatranggiare. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

XÁ SÙNG MÓN NGON CAM RANH

Xá sùng: Món ngon mà lạ ở Cam Ranh (Khánh Hòa)
Đặc sản này được chế biến khá cầu kỳ và có hương vị vô cùng hấp dẫn. là có tiếng hơn cả. Con xá sùng chính là con giun biển, lớn hơn giun đất, đẹp đẽ hơn. Nó sống ở các đụn cát ven biển (nơi giao lưu giữa sông và biển). Xá sùng ngày càng có giá do được dân nhậu yêu thích.
Việc phát hiện ra con xá sùng và đưa vào làm món ăn, lúc đầu chỉ với mục đích để nhậu chơi cho vui. Không ngờ sau đó, món ăn này được dân nhậu đồn xa, các nhà hàng đi tìm tới nơi đặt mua. Thế là đến nay, giá mỗi ký xá sùng đã lên tới 70.000 đồng, còn một đĩa xá sùng lèo tèo cũng đã 30.000 đồng.
Xá sùng loe ngoe không có gì hấp dẫn. Người đầu bếp cắt khúc, lộn lại cho sạch ruột như lộn ruột heo non, chẻ ra rồi xát muối cho khỏi tanh. Thế là con xá sùng trở nên trắng nõn, dễ thương. Người nhậu nếu thấy con xá sùng lúc còn sống, trườn trong đất chắc không dám ăn. Nhưng xá sùng nướng lên thì thơm và ăn rất ngọt. 

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

BÁN ĐẢO BÌNH BA


Bãi biển Bình Ba (xã Cam Bình - thị xã Cam Ranh) tuy không dài, rộng nhưng có những bãi cát mịn màng, đủ để níu chân những du khách yêu thích vẻ hoang sơ của biển. Du khách có thể ngồi trên những mỏm đá, lắng nghe tiếng sóng vỗ và ngắm mặt trời lặn…


Rời bến đò Cảng Ba Ngòi - Cam Ranh  Bình Ba đón bạn trong không khí nhộn nhịp của một bến tàu gần khu dân cư. Tuy nhiên, phía sau khu dân cư tấp nập lại là một không gian tĩnh lặng đến bất ngờ của những bãi biển.

Nơi tôi đặt chân đến đầu tiên là bãi Nồm. Bãi Nồm tuy không dài, rộng như những bãi biển lớn nhưng sự mịn màng của bãi cát trắng thoai thoải đủ để níu bạn dừng chân. Gió mát rười rượi, không gian yên tĩnh. Nước biển trong vắt, ôm lấy những mỏm đá nhiều kiểu dáng.
Ngồi trên những mỏm đá ấy, nghe tiếng sóng rì rào vọng vào vách núi bên cạnh, bạn sẽ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của bãi Nồm. Dân địa phương cho biết, vào mùa hè, bãi Nồm trở thành bãi tắm của ngư dân trên đảo. Những đêm có trăng, phong cảnh đẹp hơn nhiều, du khách ở thị xã Cam Ranh qua đảo thường tụ tập ở đây ngắm biển đêm và sinh hoạt vui chơi đến tận sáng.
Rời bãi Nồm, men theo con đường mòn đầy cây và hoa dại, bạn sẽ đến bãi Chướng. Do cách xa nhà dân nên bãi Chướng còn rất hoang sơ. Bãi Chướng hấp dẫn du khách không phải bởi cát mịn như bãi Nồm, mà bởi những vỏ ốc ngũ sắc rất đẹp, bởi những khối đá nhấp nhô dưới ghềnh, tung bọt trắng xóa, những vách đá dựng đứng cùng một số hang động gợi trí tò mò.
Người thích mạo hiểm, có thể men theo sườn núi khám phá các di tích đã hoang phế như ụ đại pháo, lô cốt phòng thủ…, nguyên là khu vực đồn trú của quân Pháp trước đây, hay trèo lên những chóp đá cao ngắm sóng, thưởng thức vẻ đẹp của núi và biển lúc hoàng hôn, hoặc khám phá vẻ đẹp của san hô cùng nhiều loài sò, ốc, hến ngũ sắc sinh sống ở biển.
Bình Ba còn có nhiều bãi biển hoang sơ khác như: Bồ Đề, Nhà Hành, Cây Me, Hòn Cò…, nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ân - Phó Chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình, trong tương lai, sẽ có một đường giao thông chạy quanh đảo, nối các bãi biển với nhau thành một vòng du lịch khép kín. Đây cũng là ý tưởng mà các nhà làm du lịch hướng tới sau nhiều lần đến đây khảo sát địa hình.
Ở đảo Bình Ba, người dân sống rất hiền hòa, thân thiện. Gần 700 hộ dân đều theo nghề biển, nuôi tôm hùm. Bình Ba vốn nổi tiếng với đặc sản duy nhất là cháo tôm hùm. Buổi trưa, du khách có thể len lỏi qua các con đường nhỏ hẹp, đến thưởng thức món bánh canh, bánh cuốn nhân hải sản trong khu dân cư, hoặc uống cà phê và hát karaoke khi đêm xuống.
Ở đảo, không có quán ăn hay dịch vụ phòng nghỉ nên du khách cần nhớ mang theo hành trang khi dã ngoại. Bạn có thể thoải mái nhóm một đống lửa rồi nghỉ qua đêm ngoài trời tại bãi Nồm. Bạn cũng có thể dễ dàng nghỉ nhờ qua đêm ở nhà dân, bởi người Bình Ba rất hiếu khách. Đây cũng là cơ hội để bạn khám phá phong tục, tập quán của cư dân ở vùng đất giàu tiềm năng du lịch này

CAM RANH

Cam Ranh tiếng Chăm, Ê Đê là Kăm Mran có nghĩa là bến tàu thuyền, là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Cam Ranh cách Nha Trang (tỉnh lị tỉnh Khánh Hòa) 45 km về phía Nam, nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch.
Kể từ năm 1653, khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang với 2 phủ và 5 huyện, qua các đời vua Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân đến Bảo Đại sau này với nhiều cách phân định ranh giới, lập các đơn vị hành chính khác nhau. Cho đến giữa năm 1939, Cam Ranh ngày nay vẫn là một phần đất của huyện Vĩnh Xương (gồm các tổng Thủy Triều, Cam Linh, Thịnh Xương và 6 tổng miền núi) giáp với tỉnh Ninh Thuận.
Giữa năm 1939, với nghị định ngày 8 tháng 6 của Toàn quyền Đông Dương Georges Catroux và chỉ dụ số 17 của Bảo Đại, tách một phần đất của Ninh Thuận và huyện Vĩnh Xương lập một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa gọi là Nha đại lý hành chính Ba Ngòi, năm 1947 đổi thành quận Cam Lâm.
Từ năm 1965 - 1972, Hoa Kỳ đóng quân ở đây và gọi là Căn cứ không quân Cam Ranh (hay Quân cảng Cam Ranh). Năm 1978, Liên Xô - mà sau này do Nga tiếp tục - thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn đến năm 2004, nhưng đã kết thúc sớm hơn hai năm.

Tháng 10-1965, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 206 ngày 25 tháng 1, lấy các xã Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Hoà, Cam Phúc, Cam Ranh, Cam Bình, Cam Linh, Cam Lộc của quận Cam Lâm và phần đất đã nhập vào quận Du Long (tỉnh Ninh Thuận) trước đó là các thôn Hoà Diêm, Trại Láng, Ma Dù, Sông Cạn, Mỹ Thạnh thành lập thị xã Cam Ranh (trực thuộc trung ương). Đến ngày 6-7-1966, Nghị định số 620 BNV/NC/NĐ đổi các xã thuộc thị xã Cam Ranh thành khu phố. Sắc lệnh số 17-SL/NV ngày 20-2-1968 lấy thêm xã Cam Sơn và một phần xã Cam Phú, Cam Thượng của quận Cam Lâm sáp nhập vào thị xã Cam Ranh. Nghị định số 1048-NĐ/NV ngày 7-11-1970 chia thị xã Cam Ranh thành hai quận là quận Bắc và quận Nam. Quận Bắc gồm các khu phố: Suối Hoà, Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Cam; quận Nam gồm các khu phố: Cam Phúc, Cam Bình, Cam Ranh, Cam Phú, Cam Lộc, Cam Sơn, Cam Thịnh.
Dưới chính quyền phía Cộng sản (đóng tại Khánh Sơn), để thuận tiện cho sự chỉ đạo từng thời kỳ, địa giới hành chính huyện Ba Ngòi cũng có một số thay đổi. Cuối năm 1949, nhập tổng Hòa Tân vào huyện Ba Ngòi, đầu năm 1951, tách huyện Ba Ngòi thành 2 khu: khu đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn. Tháng 5 năm 1976, nhập lại thành một huyện lấy tên chung là huyện Cam Ranh. Ngày 23-10-1978, thị trấn Ba Ngòi (huyện lị) được thành lập theo Quyết định số 268-CP
đến đầu năm 1985 Huyện Cam Ranh lại tách thành hai huyện Cam Ranh và Khánh Sơn. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.
Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh và các xã Suối Tân, Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm.
Ngày 17 tháng 9 năm 2009 thị xã Cam Ranh được công nhận là đô thị loại 3 . Ngày 23 tháng 12 năm 2010 thị xã Cam Ranh được chính phủ chính thức công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa 

CHỢ ĐẦM

Chợ Đầm nằm ngay trung tâm thành phố Nha Trang là một công trình kiến trúc đẹp, lớn và độc đáo. Đây là trung tâm thương mại ngày đêm sầm uất, chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng 7 mẫu Tây, ăn thông ra với cửa sông Cái (sông Nha Trang)  dưới cầu Hà Ra. Vì vậy chợ mới có tên là chợ Đầm.
Năm 1961, Ty Kiến Thiết Khánh Hòa thiết lập đồ án đại cương về quy hoạch và xây dựng chợ Đầm mới do kiến trúc sư Lê Kim Anh thiết kế, trong đó có dự án lấp nửa đầm, xây trên đó một khu chợ tròn, kinh phí dự tính lúc đó là 22 triệu đồng. Đến 1964 kiến trúc sư Lê Quý Phong lại lập một đề án khác, trong đó thiết kế một ngôi chợ tròn mái xếp có nhánh hình vòng cung. Đồ án này là cơ sở căn bản cho ngôi chợ ngày nay. Hai đồ án chưa kịp thực hiện thì đêm 16/08/1968, một trận hỏa hoạn lớn khủng khiếp xảy ra, thiêu hủy 126 ngôi nhà ở đường Nguyễn Thái Học nên việc xây dựng khu chung cư và khu chợ hết sức bức thiết với tổng kinh phí cho dự án lên đến 621.800.000 đồng.
22/12/1969 được coi là ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng khu Đầm trên cơ sở đồ án của kiến trúc sư Lê Quý Phong và các kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Diệp, Nguyễn Xuân Phương đã thiết kế khu chợ Đầm ngày nay với một số đặc điểm : chợ tròn, mái xếp tròn hình chữ V, tầng lầu hình vành khăn có 3 cầu thang rộng, nền cao bảo đảm trong mùa mưa lũ.
Đoàn thiết kế 2 chung cư “A” và “B” do kiến trúc sư Trần Tiêu Chuẩn thực hiện, gồm những hạng mục sau :  mỗi cao ốc bao gồm : 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Tầng trệt cao 1,6m dành cho buôn bán và cửa hàng, tầng lầu cao 2,8m làm các căn hộ chung cư, 2 cao ốc xoay mặt cong về phía đường, 2 phía sau cao ốc đối diện nhau, ở giữa có một khoảng trống rộng 6m để đón gió. Công trình được khởi công xây dựng vào 21/11/1969 và hoàn tất ngày 14/10/1972. Toàn bộ khu chợ Đầm hoàn tất và đưa vào sử dụng 1974. Năm 1975 do chiến tranh một số lính chế độ cũ chạy từ Tây Nguyên về làm hư hại rất lớn. Sau giải phóng Viện Thiết Kế của Sở Xây dựng sửa chữa toàn bộ khu chợ và 1978 chính thức khai trương cửa hàng bách hóa cho đến nay.

HÒN MUN

Sự tích về hòn đảo màu đen (Hòn Mun)
Ấn tượng đầu tiên về Hòn Mun là sự tương phản sắc màu giữa biển và đảo. Nổi bật giữa màu xanh rất lạ của nước biển là màu đen của hòn đảo, trông chẳng giống đảo chút nào. Có gì mà ở đây lại thu hút nhiều du khách thế nhỉ?!
Hòn Mun cách thành phố Nha Trang 1giờ 30 phút đi bằng canô
Đây từng là ngọn núi lửa phun phún thạch. Theo thời gian, bề mặt đổi màu, tạo thành hòn đảo với chiếc áo đen. Địa danh này càng trở nên đặc biệt khi được thổi vào hơi thở của những câu chuyện cổ xưa.
Tương truyền, có ông tiên nhìn trộm các nàng tiên tắm. Không may, ông bị phát hiện. Tức giận, các tiên nữ về tâu ngọc hoàng. Ông tiên nọ bị đày xuống trần, chỗ Hòn Mun bây giờ, làm công việc đẽo đá. Ông bắt đầu đẽo từ hướng Đông và Đông Nam, bổ rìu từ trên đỉnh xuống, lấy rẻo đá quẳng sang phía Tây, tạo nên hình dáng đảo bây giờ: hướng Đông là vách đá dựng đứng, còn phía Tây toàn là đá tảng.
Sau một thời gian, thấy ông tiên làm việc chăm chỉ, các tiên nữ động lòng, xin ngọc hoàng xóa lệnh phạt, cho "người trót dại" về nhà trời.
Ngày nay Hòn Mun là khu bảo tồn biển quốc gia, nơi bạn có thể lặn ngắm hàng nghìn sinh vật biển cả ngày không chán
Tiến Đạt

SUỐI HOA LAN - HÒN HÈO

TRUYỀN THUYẾT SUỐI HOA LAN
Nói đến suối Hoa Lan là người ta nói đến chiến khu Hòn Hèo - căn cứ địa cách mạng ở chiến trường Nam Trung bộ trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ mà ngày 16-7-1930 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa một cách oai hùng và âm hưởng của nó vẫn còn vọng mãi đến mai sau…
Suối Hoa Lan nằm trong dãy núi Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc. Suối dài khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ của những ngọn núi trong dãy Hòn Hèo. Dọc suối có đủ loại cây rừng mọc quấn quýt bên nhau thành tầng thành lớp. Đặc biệt, suối có rất nhiều hoa phong lan. Sau khi chảy qua những ghềnh thác cheo leo, suối Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào đầm Nha Phu. Nối đầm Nha Phu với dãy Hòn Hèo là một khoảng đất bằng, diện tích khoảng 20 ha, nghĩa là chỉ trong một khoảng không gian không rộng lắm nhưng KDL suối Hoa Lan đã trải mình qua cả 3 hình thế: núi cao, đồng bằng và biển cả.
Chuyện kể rằng cách đây rất lâu, lâu lắm rồi bên đầm Nha Phu có một đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng không thể nào tiến tới hôn nhân được chỉ vì lý do duy nhất là chàng trai quá nghèo. Cha mẹ cô gái ra điều kiện bất cứ ai muốn cưới con mình về làm vợ thì trước hết phải có năm chục ký yến sào và một trăm ký trầm hương để làm vật sính lễ. Không còn sự lựa chọn nào khác, cô - cậu đều hạ quyết tâm bí mật dắt nhau lên núi Hòn Hèo tìm trầm hương rồi sau đó tiến ra biển để hái yến sào. Như bị lạc vào nơi ốc đảo “không một dấu chân người”, họ cứ đi đi mãi mà vẫn không thấy trầm hương đâu - cho đến khi màn đêm buông xuống lúc nào không hay. Vừa mệt, vừa đói lại vừa khát nước, cả hai thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì không còn thấy người yêu đâu cả, cô gái đau đớn lần theo dấu vết từng giọt máu, nhưng bóng dáng người bạn trai thân yêu của mình vẫn “biệt vô âm tín”. Và tiếng khóc của người con gái cũng lịm dần đi trong sự tuyệt vọng, chỉ có nước mắt là vẫn chảy, chảy mãi theo các khe đá như dòng nước trong lành - hễ nước mắt thấm vào đâu là chỗ có vết máu của chàng trai lại hiện lên những chùm phong lan rực rỡ sắc màu, đung đưa trong gió…
Không biết cái tên “suối Hoa Lan” ra đời có giống như câu chuyện tình đầy nước mắt vậy không? Nhưng dù sao cũng “khen ai đã khéo đặt tên” - vừa thực, vừa mộng, vừa có ấn tượng về một vùng đất huyền thoại. Nó góp thêm vào bộ sưu tập “suối” của tỉnh Khánh Hòa càng thêm phong phú. Đó là suối Đổ, suối Ngỗ, suối Ồ Ồ, suối Ba Hồ, suối Đá Xẻ, suối Cát và suối… Hoa Lan. Có thể nói, ở duyên hải miền Trung chưa có một hòn đảo hay bán đảo nào có dòng nước ngọt tuyệt vời hơn suối Hoa Lan. Có lẽ bán đảo Hòn Hèo (suối Hoa Lan) giống như một con khủng long rúc đầu vào núi và duỗi cái đuôi ra biển. Nhờ vậy mà hệ thống mạch ngầm từ dãy Trường Sơn dồn về tắm mát quanh năm, tạo độ ẩm cho các loài thực vật phát triển. Nơi đây là thế giới của lan rừng. Ngày trước lan rừng nhiều lắm - là nơi hội tụ của nhiều giống phong lan như: từ vũ nữ, phượng hoàng, tai trâu, đuôi sóc, đuôi chồn, đuôi gà, tiên nữ, quế hương…. Nó mọc ra từ thân cây cổ thụ hoặc bám vào vách đá, đến đây lúc nào cũng gặp hoa nở, cùng với tiếng chim rừng vang hót líu lo. Người ta còn tận dụng nguồn nước ngọt trời cho này để xây bể nuôi hàng nghìn con cá sấu. Những chú voi con từ bản Đôn đưa về đây còn tinh nghịch thập thò cái vòi bé bỏng ra câu nhử cá sấu làm trò vui cho du khách.

THÁC TÀ GỤ


Thác Tà Gụ với vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ, là điểm du lịch dã ngoại tuyệt vời trong quần thể du lịch sinh thái Khánh Hòa. Tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo.
Từ trung tâm huyện Khánh Sơn đi ngược về hướng Tây Nam khoảng 15 km đường bộ là đến địa phận xã Sơn Hiệp. Nơi đây du khách dễ dàng nhận ra cảnh núi non hùng vĩ ở độ cao khoảng 1.300 mét so với mặt biển, có không khí trong lành hòa quyện trong vùng rừng núi với các loại cây nhiều tầng, nhiều tán.
Xét về mặt địa lý, vẫn có thể coi Khánh Sơn là một cao nguyên rộng lớn của tỉnh Khánh Hòa. Do có vị trí lân cận với Lâm Đồng nên khí hậu nơi đây cũng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Quá trình tái tạo của vỏ trái đất đã tạo ra những cơn địa chấn cách ngày nay hàng tỷ tỷ năm làm cho điều kiện tự nhiên của vùng núi Sơn Hiệp này có cấu hình khác biệt so với các nơi khác. Chính nơi đây thiên nhiên đã ban tặng cho vùng núi non hùng vĩ Sơn Hiệp dòng thác Tà Gụ.
Thác Tà Gụ có thể được coi là một trong những thác đẹp nhất hiện nay đã tìm thấy ở Khánh Hòa. Từ ngọn núi Chalo đã tích tụ được những giọt nước xanh mát lạnh tạo thành một dòng chảy êm dịu, nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Trước đây thác Tà Gụ được người dân bản địa gọi là thác Ngà. Bởi lẽ, từ xa nhìn thác như một chiếc ngà voi dài buông thõng xuống. Do dòng thác chảy vào suối Tà Gụ nên về sau nó được gọi là thác Tà Gụ.
So với thác Đatanla hay thác Hang Cọp ở Đà Lạt thì thác Tà Gụ có nhiều điểm ưu việt hơn, tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo trong mọi hoàn cảnh nhờ sự đồng cảm, chia sẽ dòng nước mát lạnh của lòng hồ nằm ôm lấy chân thác. Nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng gần 200 m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70 mét, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.
Dòng thác Tà Gụ cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực Tây Nam huyện Khánh Sơn. Dòng nước trải dài từ lòng hồ về xuôi tạo ra một con suối tuyệt đẹp. Dọc theo hai bờ suối gần 1 km đều có chỗ lý tưởng cho du khách dừng chân hoặc dựng trại trước khi tiến lên chinh phục đỉnh thác.
Du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Ra Glai, một dân tộc sống mộc mạc, thật thà mà kín đáo.
Truyền thuyết
Theo truyền thuyết, ngày xửa, ngày xưa khu rừng này có rất nhiều trăn, có con to như cây Tô Hạp 100 tuổi. Một buổi sáng mùa khô, trời mát mẻ, một bầy trăn từ dưới chân núi bò lên đỉnh kiếm mồi, chúng gặp một con voi lạc mẹ đứng ngơ ngác, một con trăn đầu đàn to khỏe lao tới quật ngã con voi. Cả hai con vật vùng vẫy làm gãy nát cây cối, cuối cùng cả hai rớt xuống vực thẳm, thân hình nát vụn. Voi mẹ mất con đi tìm nhìn thấy con mình đã chết nằm dưới vực sâu, voi mẹ thương tiếc con đứng trên đỉnh núi cao khóc than suốt đêm ngày rồi bỗng dưng hóa đá. Hai dòng nước mắt của voi mẹ hóa thành hai dòng thác.
Truyền thuyết khác kể rằng, từ thời xa xưa Tà Gụ là một dòng suối trong, tinh khiết, hàng năm vào mùa xuân cây cối xanh tốt nở đầy hoa trái, chim muông tụ hội về hót vang rừng, khí trời ấm áp. Các tiên nữ ở trên trời bay xuống tắm dưới suối Tà Gụ rồi lên đỉnh núi cao xõa tóc dài hóng gió. Một lần có một tiên nữ xuống tắm rồi lên đỉnh núi chải tóc, bầy chim muông thấy tiên nữ đẹp quá rủ nhau bay tới múa hát líu lo. Nàng tiên thích thú vui đùa với chim muông quên mất thời hạn thiên đình cho phép xuống trần. Khi nhớ ra vội bay về trời thì cổng trời đã khép. Nàng tiên nọ đành trở lại, sống mãi dưới trần gian, rồi hóa thành thác Tà Gụ. Mái tóc nàng là hai dòng nước chảy. Từ đó thác Tà Gụ còn có tên là thác Nàng Tiên.
Cảnh quan
Nếu đứng ở chân thác nhìn lên thấy 2 dòng nước trắng xóa đổ xuống giống như một thiếu nữ đang đứng cúi đầu xõa mái tóc dài hóng gió. Còn từ trên đỉnh nhìn xuống, thác Tà Gụ giống như hai chiếc ngà voi to, khỏe, trắng muốt trút dài xuống lòng suối.
Dưới chân thác là hồ nước trong xanh, rộng gần 200m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70m, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.


Thác Tà Gụ là điểm du lịch lý tưởng dành cho tất cả mọi người. Người lớn tuổi, lên Tà Gụ sẽ thấy thư giãn, ngồi trên những tảng đá lớn bằng phẳng bên dòng suối ngắm những cây Tô Hạp to khỏe, cao vút; nghe tiếng chim hót líu lo và uống ruợu cần vịnh thơ thì tuyệt vời. Còn đối với tuổi trẻ thích ấn tượng mạnh thì leo lên đỉnh thác thả hồn theo mây gió trong không khí mát lạnh ở độ cao hơn 500m so với mặt biển thì hẳn có nhiều điều thú vị. Ngoài ra, du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Raklai, một dân tộc sống mộc mạc, thật thà mà kín đáo. 

NHA TRANG NHỮNG MỐC LỊCH SỬ

So với lịch sử mở đất hơn 350 năm của Khánh Hòa, Nha Trang vẫn là vùng đất non trẻ. Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang là khu vực hoang vu nhiều thú dữ thuộc phủ Diên Khánh. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng.
Tới năm 1924,
Nha Trang trở thành một thị trấn được nâng lên từ các làng cổ Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Bưu điện… đều được đặt tại Nha Trang, tuy nhiên, các cơ quan Nam triều vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam và nằm trên đường Thiên lý Bắc - Nam).
Năm 1937
Nha Trang được nâng lên thị xã.
Ngày 27/1/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia
Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Năm 1970, thị xã
Nha Trang được tái lập, đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, gồm 2 quận: quận 1 và quận 2.
Năm 1971, thị xã
Nha Trang được chia thành 11 khu phố, trong đó, quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến tháng 8/1972, các khu phố này được đổi thành phường.
Ngày 2/4/1975,
Nha Trang hoàn toàn giải phóng.
Tháng 9/1975, quận 1 và quận 2 được hợp nhất thành thị xã
Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã
Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang  Năm 1978, thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1/7/1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ,
Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22/4/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận
Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thành phố
Nha Trang là đô thị loại 1. 

HÒN TRE


Hòn Lớn là đảo lớn nhất còn gọi là Hòn Tre mặc dù trên đảo không có cây tre nào. Hòn Tre có bãi Trũ cát trắng mịn, nước trong xanh, nhiều người cho là bãi cát đẹp nhất Nha Trang vì nó vắng vẻ và mang nét hoang sơ. Bãi Rạn gần đó ngay bãi có một cái hang mang tên rùng rợn : “Hang Đầu Lâu”. Hang này được cánh thợ lặn sử dụng như một căn nhà để ăn uống, nghỉ ngơi, chỉ ghé được bãi Trũ vào mùa hè, gió mùa Đông Bắc sóng lớn, biển động thường xuyên.

CÂY DẦU ĐÔI


Cây Dầu Đôi tọa lc tại ngã 3 Thành, đường vào thành phNha Trang, đối diện thành cổ Diên Khánh ,bên cạnh Miếu thờ Trịnh Phong
Bí mật cây dầu đôi hơn 200 tuổi ở Nha Trang Khánh Hòa
Cách Nha Trang về hướng nam 11 cây số, trên đường 23/10 ngay ngã ba nối liền với Cải lộ tuyến đi hướng bắc có một cây dầu đôi cổ thụ. Cây bị cưa nhiều nhánh, trong tình trạng ra ít lá, cao 30m và cành xòe tán 15m. Đây là cây dầu đôi gắn liền với lịch sử tỉnh Khánh Hòa và cũng có nhiều truyền thuyết về nó.



Theo nhiều người thì cây dầu đôi (cây có hai nhánh từ gốc mọc lên) nằm trên con đường Thiên Lý kia là cây dầu lớn nhất trong cánh rừng đại ngàn ngày xưa ở khu vực Diên Khánh, Khánh Hòa này. Vào thế kỷ thứ 19, khi đó dân cư nơi này rất thưa thớt, con đường từ Nha Trang lên thành chỉ là con đường đất nhỏ, chủ yếu phục vụ cho xe ngựa và người đi bộ. Vì thế cánh rừng trên vẫn còn rất nhiều cây cối. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc mở con đường từ Nha Trang đi thành tiến hành và dân cư bắt đầu phát triển khi cánh rừng kia lần lượt biến thành khu dân cư và đồng ruộng. Cây dầu đôi khi ấy  nằm ở bên trong vệ đường, cành lá phát tán xum xuê tươi tốt được giữ lại như biểu trưng của một vùng đất.
Xác định niên đại của cây dầu đôi bằng khoa học thì chưa ai làm. Nhưng theo dẫn chứng của lịch sử thì vào năm 1793, thành Diên Khánh bắt đầu được xây dựng thì cây dầu đã có mặt. Chuyện tiếp theo là vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1653)  chúa Nguyễn Phúc Tần ra lệnh cho cai cơ Hùng Ngọc Hầu tiến hành  mở mang bờ cõi từ đèo Cả vào đến bờ Bắc sông Phan Rang. Trong quá trình mơ cõi ấy,  khi đến Khánh Hòa, giữa cánh rừng, cây dầu đôi cao lớn khác thường nổi bật đã được giữ lại và ở lại cho đến bây giờ.
Cũng từ đó, cây dầu đôi được gắn liền với huyền thoại. Người ta cho rằng nguyên đây là cây dầu một nhánh, nhưng có một đêm mưa sấm chớp đã đánh trúng cây dầu khiến chúng tẻ thành hai nhánh như bây giờ. Tuy nhiên, nhiều lần đến cây dầu đôi quan sát chúng tôi nhận thấy cây dầu lớn lên tự nhiên, đây là cây dầu có hai nhánh chẻ ra tự nhiên chứ không hề có tác động từ bên ngoài.
Với tầm mắt nhìn, người ta có thể nhìn thấy cây dầu đôi này từ rất xa, khi nhìn thấy cây dầu đôi ta cảm giác như khi đi xa ta được trở về nhà. Nhờ bóng mát của cây dầu đôi, bao quanh nơi này trở thành một khu buôn bán hàng ăn sầm uất. Cây dầu đôi còn là một điểm tham quan của du khách trước khi đến thành cổ hay thăm các ngôi chùa cổ trong vùng. Đối với người dân quanh vùng, cây dầu đôi rất linh thiêng, cho nên họ đặt am thờ dưới gốc, khấn bái cầu nguyện. Đặc biệt, trên thân cây, ở độ tầm cao  hơn một mét có nốt bứu cây. Trên cây dầu có nhiều cây tầm gửi sống bám.
Câu chuyện Trịnh Phong 
Câu chuyện cây dầu đôi còn gắn liền với vị chiến sĩ yêu nước chống Pháp. Đó là Trịnh Phong. Bên cạnh cây dầu đôi có Miếu Trịnh Phong.
Miếu Trịnh Phong không to, bị nhiều hộ dân chen lấn nên rất chật chội, đã liên tiếp nhiều lần trùng tu. Miếu được xây dựng vào thập niên 90 của thế kỷ 14. Cửa miếu thay vì xoay ra con lộ lại xoay về hướng Bắc. Lúc đầu miếu thờ thần, cho đến sau khi xử chém Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, Pháp treo đầu ông lên cây dầu đôi để thị uy, người dân đã đổi thành Miếu Trịnh Phong và thờ cúng ông. Miếu thờ Trịnh Phong cùng cây dầu đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991. Hiện miếu  còn lưu hai đạo sắc của các vua Thành Thái và Khải Định phong tặng.  Mỗi năm, vào ngày 16/3 (Âm lịch), tại Miếu đã làm lễ cúng trọng thể tưởng nhớ đến vị anh hùng.
Trịnh Phong quê ở  Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Khi vua  Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (tháng 8-1885) thì ông đang là một vị quan của triều đình đóng ở thành Diên Khánh. Ông đã chiêu binh chống PHáp dưới ngọn cờ “Bình Tây đại tướng” và đã quy tụ được nhiều nhân tài.
Đầu tháng 8-1886,  Pháp do đại úy Lhermitte chỉ huy với các loại vũ khí hạng nặng như sơn pháo 80, đội quân đánh thuê hơn 300 tên, bằng đường bộ và đường thủy tiến ra đánh Khánh Hòa nhằm tiêu diệt lực lượng yêu nước. Sau khi thành Diên Khánh bị thất thủ, Trịnh Phong đã  rút binh lên núi Hèo tiếp tục kháng chiến. Nhưng lực lượng ngày càng yếu, cuối tháng 8-1886 Trịnh Phong bị Pháp bắt, xử trảm ông tại Hòn Khói (11-9-1886). Phần mộ của Trịnh Phong được đặt ngay trong khuôn viên của dòng họ tại thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang.
 Bao cuộc bể dâu
Trải qua bao cuộc bể dâu như người xưa nói “Tang điền biến vi thương hải”  là không có gì vĩnh cữu với thời gian. Cây dầu đôi còn sót lại giữa cánh rừng đại ngàn kia mặc bao nhiêu biến cố.
Nhớ vào năm 2000, khi con đường 23/10 từ Nha Trang đi thành mở rộng cho sáu làn xe, Cây dầu đôi bị nằm trong khu vực phải “di dời” để mở đường. Số phận của cây dầu lịch sử được đem ra bàn cãi, rốt cuộc là quyết định giữ cây lại, còn con đường có cong veo một tí không sao. Vì thế, khi đi ngang cây dầu đôi như hiện nay, ta thấy cây dâu nằm ở  bên vệ đường, có kè chắn lại, bao quanh là con đường nhựa với khối nhựa nóng hàng ngày hút ánh nắng mặt trời làm cho rễ cây oằn mình gánh chịu.
Sau cuộc mở đường, Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 350 năm (2003) thì cây dầu đôi mỗi ngày mỗi xuất hiện những cành khô, tỉnh giao cho công ty Môi trường Đô thị tỉnh ra phương pháp cứu chữa. Vào thời thời điểm này, kinh phí 30 triệu đồng để “trị bệnh” cho cây dầu đôi cổ thụ là khoảng tiền lớn. Cách chữa trị là khoan những hố quanh cây dầu, bơm các chất kích thích phát triển rễ để tránh rễ cây bị chết do ảnh hưởng sức nóng từ lớp bê tông nhựa và phục hồi lại số rễ đã bị chặt đi trong quá trình mở đường và đào đất để đặt cáp ngầm, dây điện. Riêng phần thân cây, cũng dùng thuốc để bảo vệ cây bị sâu bọ đục phá, cưa lại các nhánh cây cưa sai phương pháp, dùng hóa chất bôi lên những “vết thương” của cây để tránh bị thối rữa do đọng nước mưa. Bơm các hóa chất kích thích lên các tán cây để phát triển hệ thống lá của cây dầu đôi.




Điều buồn cười là cũng vào thời điểm trên. Do lo sợ cây dầu đôi bị chết, công ty Môi trường Đô thị đã tìm một cây dầu đôi con trồng dự phòng cách cây dầu đôi lịch sử khoảng 15m. Tuy nhiên, do nhiều ý kiến phản đối, sau đó cây dầu đôi… ăn theo này đã bị nhổ bỏ.
Giờ đây, qua bao thăng trầm của cuộc sống, dẫu không còn xum xuê cành lá như thời trai tráng, cây dầu đôi già hơn 200 tuổi vẫn vươn xanh, nổi bật giữa trời trên con đường cửa ngõ từ phía Nam vào Nha Trang.

ST: Lê Văn Hải

THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH

Nằm cách Nha Trang 10 km. Năm 1663 chúa Nguyễn Phúc Tần đem quân đi đánh Chiêm Thành chiếm đất Kathana lập nên dinh Thái Khang, nhận thấy vùng này liền núi, cạnh sông nên chúa Nguyễn cho thiết lập đồn lũy để tăng cường phòng thủ. 1690 dinh Thái Khang được đổi thành dinh Bình Khang. 1742 đổi thành phủ Diên Ninh. 1775 quân Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn chiếm thành Diên Khánh. 1793 Nguyễn Huệ mất nhà Tây Sơn yếu dần. Nguyễn Anh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh, thấy nơi đây là địa Bàn chiến lược quan trọng lâu dài. Nguyễn Anh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự từ xa.

Thành Diên Khánh là quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, 1 hình mẫu thành quân sự phổ biểnvào thế 17, 18 ở Tây Âu. Thành chiếm diện tích khoảng 36.000 m2. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau dài 2.693 đắp bằng đất. Trên mỗi cạnh tường thành chia thành nhiều cạnh nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô ra mà vẫn đảm bảo quan sát được 2 bên. Tường thành cao khoảng 3,5 m. mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành 2 bậc tạc đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên thành có hào nước sâu từ 3 – 5 m bao quanh. Khi xây dựng thành xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông – Tây – Tiền – Hậu. Năm 1823 cửa Hữu và Tả đã bị lấp tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ còn 2 cổng Đông – Tây gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi xây dựng xong thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bà Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Vào năm 1885 – 1886 thành Diên Khánh từng là tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương do Thịnh Phong chỉ huy và là cơ sở cách mạng 1945.
  Hiện nay thành Diên Khánh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.

Ý NGHĨA TÊN NHA TRANG

Tên Nha Trang là do tiếng thổ âm của người Chàm là Eatrang hay Jatrang đọc chệch ra mà thành. Ea hay Ja là con sông, Trang là lau sậy. Vì ngày xưa dọc theo bờ sông Nha Trang lau sậy mọc um tùm, hoa bông lau nở trắng 1 vùng. Tên Nha Trang được chính thức sử dụng từ khi người Việt đặt chủ quyền của mình trên mảnh đất này 1653.
             Còn 1 giả thuyết nữa về tên gọi là Nha Trang là: gần Hải Dương Học có ngôi nhà trắng nằm trên đồi cao sát biển. Tàu đánh cá theo đó có thể định hướng. Có lần tàu nước ngoài ngang qua đây, hỏi người phiên dịch đây là vùng nào, anh ta không biết thấy ngôi nhà màu trắng nên anh ta gọi đại là Nhà Trắng. Vì tiếng nước ngoài không có dấu nên đọc thành Nha Trang. Nhưng giả thuyết này không phù hợp cho lắm bởi vì tên Nha Trang chính thức được sử dụng vào 1653. Khi người Việt đặt chủ quyền trên vùng đất này. Ban đầu chỉ là xóm chài ven biển, khi ấy bác sĩ Yersin đến thì dân mới đông hơn. Chúng ta không thể không nhắc đến nhà bác học ALEXANDER JOHN EMILE YERSIN người đã gắn liền cuộc đời mình và cống hiến cho khoa học tại thành phố này. 

NHA TRANG XƯA


Quận Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh Hòa, có tỉnh lỵ đặt tại thị xã Nha Trang. Tổng số diện tích quận Ninh Hòa khoảng chừng 1.196 cây số vuông (km2); phía Bắc giáp Vạn Giã (thuộc quận Vạn Ninh), phía Nam giáp Nha Trang, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, và phía Đông giáp biển Đông Hải. Dãy Trường Sơn có núi non hiểm trở ở về phía Tây quận Ninh Hòa, còn phía Đông có quốc lộ số 1 chạy dọc bờ biển.
Từ quận Ninh Hòa ra Vạn Giã đường bộ độ 27 cây số (ra Huế 594 cây số), vô Nha Trang độ 32 cây số (vô Sài Gòn 475 cây số), lên Buôn Mê Thuột độ 162 cây số. Ðường sắt song song với quốc lộ số 1 là hai trục lộ giao thông chính nối liền Nam-Bắc xuyên qua Sài Gòn, Nha Trang, Ninh Hòa, Huế ... Còn quốc lộ số 21 (nay đổi là 26) bắt đầu từ ngã ba Ninh Hòa (có cái bùng binh tại đây xây trước năm 1975) gần sân vận động cũ, cũng không kém phần quan trọng nối liền Ninh Hòa với các tỉnh cao nguyên đất đỏ xuyên qua Dục Mỹ, Khánh Dương và Buôn Mê Thuột.
Dân số Ninh Hòa ước lượng khoảng trên 200 ngàn người với mật độ trung bình gần 200 người trên mỗi cây số vuông. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở các miền đồng bằng, làm nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Ninh Xuân (Giếng Bọng) và làm muối thì ở Hòn Khói.
Trước năm 1975, một số tiểu công nghệ đặc thù "cha truyền con nối" như làm nghề bánh tráng, bún, bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi, chả, nem, thợ rèn, làm vôi v.v.. hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và nem ở đây rất nổi tiếng cả nước không đâu bằng. Một thiểu số sống ở những triền núi như Phong Thạnh, Phú Hữu, hòn Hèo, hòn Sầm v.v… làm nghề trồng trọt và đốn cây bán làm củi. Một số ít người Thượng sắc tộc Rhadé (quen gọi là Đê) từ vùng cao nguyên xuống chợ sinh hoạt hàng ngày trong việc đổi chác thịt thú rừng, vải vóc, hoa quả như đậu xanh, dưa hấu, bí đỏ…
Người Hoa tập trung sinh sống dọc hai bên đường Trần Quý Cáp từ đường lên ga cho đến cầu Dinh, nhưng nhiều nhất phải kể khu vực quanh chợ Dinh (xem bài viết của Dương Tấn Long "Sông Dinh Qua Thi Ca - Phần 8"). Hầu hết, họ sống bằng nghề thương mại và đã cùng một thiểu số người Việt làm chủ những tiệm buôn đồ sộ làm tăng thêm phần sầm uất cho phố chợ Ninh Hòa, chẳng hạn như:
   Tiệm tạp hóa: Nam Thuận Lợi, Ba Ta, Tân Sanh, Phú Càn Ích, Lý Du Hòa, A A, Hương Giang, Hưng Ký, Thuận Lợi...
   Tiệm thuốc Bắc: Lợi Phát, Gia Phát, Hàng Vạn Tường, Nguyên Phát, Khâu Thiên Bồi, Phổ Tế Ðường, Ninh Hòa, Vĩnh An Hòa, Phước Vũ, Hàn Phương Viên..
   Tiệm thuốc Tây: Bình Minh, Ninh Hòa, Ngọc Việt, Tấn Đắc...
   Tiệm xây dựng kiến thiết: Cẩm Sanh, Liên Thành, La Lợi...
   Tiệm phụ tùng xe: Ðông Thành, Tiến Mỹ, Hòa Lợi...
   Tiệm sách: Trung Thành, Vừng Ðông, Khai Trí, Văn Hóa, Khai Ðức...
   Tiệm vải: Ðồng Thái, Ðỗ Trân Ký, Ích Thành, Hiệp Thành, ...
   Tiệm chụp hình: Ánh Hưng, Vừng Ðông, Mỹ Quang, ...
   Tiệm bánh kẹo: Lợi Hanh, Dân Dân, ....
   Tiệm vàng: Hoa Phát, Kim Thành, Liên Kim...
   Tiệm may: Trường Ðôn, Thời Trang, Mỹ Trang ...
   Tiệm giày: Trúc Thọ, ...
   Tiệm bán và sửa đồng hồ: Kim Quang,...
   Tiệm nhang: Vạn Lợi, ...
   Tiệm nem: Thái Thị Trực, ...
   Tiệm hủ tiếu, mì, bánh bao: Ðại A, Tự Nhiên (ông Tù)
   Tiệm bán guốc: cô Hường (trong lòng chợ), chị Diệp...
   Tiệm gạo: Châu Nam Hòa, bà Tám ...
   Ðại lý thuốc lá: Cẩm Hưng, ...
Một số tiệm đáng được ghi nhận nằm trước sân vận động cũ , phục vụ các phương tiện chuyển vận và giải khát như:
Tiệm hàn, điện, sửa xe vá các loại lốp xe hơi: Hòa Hưng, Nguyễn Ánh, Nguyễn Quang, Ðức Lượng,...
Tiệm kem: Thiên Hương,...
Ninh Hòa có tất cả 3 đèo: 
   đèo Cạnh (hay đèo núi Đeo) tại cây số 10 (Ninh Xuân) trên Quốc lộ 21,
   đèo Rọ Tượng nằm ở phía nam và
   đèo Bánh Ít ở phía bắc,
và một con sông, sông Dinh. Sông Dinh rộng lớn và dài khoảng 10 cây số, do 3 sông con bên dưới đây xuôi về gặp nhau tại cuối làng Ðiềm Tịnh, có địa danh là: "Họng Ngã Ba".
(1) Sông Lốt bắt nguồn từ Ðá Bàn.  Thượng nguồn có lòng hồ Ðá Bàn rộng mênh mông, nước trong vắt, chảy xuống các xã Ninh Phụng, Ninh Ðông.
(2) Sông Ðục (còn gọi là sông Ðá) hẹp hơn có nước đục quanh năm, chảy qua các xã Ninh Thượng, Ninh Thân, Ninh Phụng.
(3) Sông Cái chảy qua các xã Ninh Sim, Dục Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Bình, Bình Thành xuyên dưới cầu Bến Gành ở cây số 2 (quốc lộ số 21).  Thượng nguồn có lòng hồ Suối Trầu, rộng mênh mông.  Về mùa mưa, nước sông Cái thường đỏ ngầu.
Từ "Họng Ngã Ba", sông Dinh tiếp tục chảy qua cầu Sắt ở Vĩnh Phú, và cầu Dinh (trên có quốc lộ số 1 cũ) rồi chảy thẳng đến Tiên Du ra cửa biển Hà Liên, có làng Lệ Cam và Tân Tế quanh chân Hòn Hèo. 
Dân Ninh Hòa hồi ấy, hầu hết ai cũng biết rõ những nơi rất quen thuộc dọc dài theo sông Dinh như bến ông Đùm, bến bà Lép, lỗ lỡ gần nhà Thờ, đập Chợ Nhỏ thuộc xã Ninh Giang, đập Bờ Trang thuộc xã Ninh Phú v.v…
Vì nước lơ lớ mặn mà dân bản xứ thường gọi là nước "xả hai, sà hai" gần cửa biển, nên tại đây sông Dinh có đầy dẫy các loài cá như cá đỏ mang, cá trèn, cá trạch, cá hồng,.. nhưng đáng kể hơn hết là chình, một đặc sản “độc nhất vô nhị" của Ninh Hòa. Một chi nhánh rẽ ra từ sông Dinh phía trên đầu chợ chảy qua xóm lò heo, cầu Gỗ rồi cầu Trạm tạo ra nhiều mương, ao và bầu có rất nhiều lươn, cá rô, cá sặc, cá lòng tong, cá trê, cá trầu (lóc) và đặc biệt giúp ích cho nghề nông tát nước vào ruộng lúa.
Biển Hòn Khói và Hà Liên có nhiều loại cá ngon như cá thu, cá bò, cá cờ, cá lạc, cá cơm, cá lá, cá đối, cá măng, cá bóng mú, cá đuối, cá ngân, cá bạc má, cá chù, cá liệt, cá nhồng, cá trích, cá nục....và nhiều hải sản đặc biệt khác như tôm hùm, tôm tích, tôm thẻ, hải sâm, sò huyết, ốc gạo, ốc xúc, rau câu, v..v...
Trước năm 1975, Ninh Hòa có tất cả 3 trường trung học nổi tiếng: Trung học Công lập Trần Bình Trọng, Trung học Bán công Ninh Hòa và Trung học Công giáo Đức Linh. Ngoài ra cũng có một số trường trung học khác nhưng ít được giới học trò nhắc nhở tới chẵng hạn như Trung học Đức Quang gần kho thuốc lá, Trung học Bồ Đề trong khuôn viên chùa Phật Học và trường Tàu. Các trường tiểu học ở Ninh Hòa đào tạo những học sinh xuất sắc trong thời gian ấy phải kể đến trường Tiểu học Tư thục Đức Trí ở dốc Quán Xóm Rượu, trường Tiểu học Công lập Ninh Hòa (hay gọi Pháp Việt) đối diện bến xe Ninh Hòa (còn gọi bến xe ngoài), trường Tiểu học Công lập Mỹ Hiệp tọa lạc ở Xóm Mới v.v…
Dân Ninh Hòa đa số theo đạo Phật và đạo thờ cúng ông bà, một số khác theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành và một số nhỏ theo đạo Cao Đài.
Đình Mỹ Hiệp ở Thị trấn Ninh Hòa, tiêu biểu kiến trúc truyền thống cổ với nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc mỹ thuật, lớn và linh thiêng tọa lạc sát Quốc lộ 1 gần kho thuốc lá (quen gọi là Bataillon – deuxième bureau từ thời Pháp). Có rất nhiều chùa như chùa Cát (còn gọi là Trường Thọ) ở gần Gò Muồng, chùa Bửu Long trên cổng xe lửa ở Bình Thành, chùa Minh Hương ở cầu Gỗ; miễu như miễu ấp trong (miễu ấp Đông Thành) gần gò Lăng, miễu ấp ngoài (miễu ấp Bắc Hiệp), miễu Tây Tụ ở cầu Gỗ v.v… Riêng người Hoa có hai chùa chánh: chùa Hải Nam (chùa Tàu ở Vĩnh Phú) và chùa Hội Quán (chùa Quảng Ðông) ở thành Chùa sát đường Nguyễn Trường Tộ, ngõ lên chợ từ Gò Muồng, Xóm Rượu và chùa Tiều sát bên cầu Dinh.
Chùa lớn nhất là chùa Phật Học ở Vĩnh Phú, nhà thờ công giáo cổ nhất được người Pháp xây cất và tọa lạc một nơi vắng vẻ ở gò Muồng, còn nhà thờ hiện đại xây trên đường Nguyễn Huệ đối diện trường Trung học Bán công Ninh Hòa, và sau cùng là nhà thờ đạo Tin Lành nằm trước mặt kho thuốc lá. Riêng nhà thờ đạo Cao Ðài tọa lạc tại Dục Mỹ, cách Ninh Hòa khoảng 14 cây số.
Thắng cảnh đẹp nhất Ninh Hòa trong đó phải nói đến bãi tắm Dốc Lết, động cát Bá Hà, lâu đài tình ái Hòn Khói, suối Ba Hồ, hồ chứa nước Ðá Bàn, Trường Bơi, suối nước nóng Dục Mỹ, v.v…Có rừng núi xung quanh suối tạo nên phong cảnh hùng vĩ và thơ mộng. Nổi tiếng nhất là núi Hòn Vọng Phu cao 2051m nằm về hướng Tây Bắc và tháp Bửu Dương có 7 tầng tọa lạc tại thôn Ðiềm Tịnh, xã Ninh Phụng.  Lăng Bà Vú là một di tích lịch sử do vua Gia Long xây, để nhớ ơn công nuôi của bà khi nhà vua tìm đường ẩn náu tại địa phận Ninh Hòa.
Vì cận biển nên độ ẩm tương đối cao, thường nóng nực và hạn hán về mùa hè,  và vì lụt lội luôn xảy ra vào tháng 10 đến tháng 11 nên rét mướt kéo về những ngày cuối năm.
Sau Tết, các loại cây ăn trái như đào, mận, lựu, thanh long, xoài …, các loại hột như hột đác, hột xay, hột đười ươi vô số được bày bán ở chợ. Có nem lùi, nem nướng, nem chua của Thái Thị Trực và chả ram của bà Lột ngon tuyệt vời, đặc biệt có bánh xèo bà Chói, bà Lượng, bánh căn bà Ðức, mắm ruột cá bò kho với mỡ ăn với bánh ướt, trái quít dẻo hòn Sầm nấu xôi, bông nghễ hái tận hòn Hèo chấm mắm ốc suốt (xúc) Hà Liên là những đặc sản trứ danh của riêng Ninh Hòa mà đã ăn rồi thì không khi nào quên được!

DU LỊCH NHA TRANG CITY TOUR 2

Mã tour: ĐHVSG-City Tour NT2
Thời gian: 1 ngày
Khởi hành: Hằng ngày
Phương tiện: Xe đời mới 4 – 7 chỗ
Giá Tour: 588.000đ/khách
Liên hệ: 083.5110854
Hotline: 0919 80 77 33
Quý Khách sẽ đến Khu Du Lịch 5 sao nơi đã từng diễn ra cuộc thi hoa hậu hoàn vũ, tham gia các trò chơi hấp dẫn sau đó khám phá Thắng Cảnh Hòn Chồng – nơi có bàn tay của người khổng lồ. Với đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của  Dong Hanh Viet Saigon Travel, Quý khách sẽ được tận hưởng những giây phút vui tươi thoải mái ở thànhphố biển xinh đẹp này.

CITY TOUR NHA TRANG 2
Tour Nha Trang Khu Du Lịch Wonderpark – Hòn Chồng
Thời gian: 1 Ngày – Phương Tiện: Xe du lịch

08h00: Xe và Hướng Dẫn Viên Dong Hanh Viet Saigon Travel đón Quý Khách tại khách sạn. Khởi hành đi khu du lịch giải trí Sông Lô Wonderpark – Diamond Bay (Can Ranh). Đến Khu Du Lịch, Quý khách sẽ đi một vòng tham quan khu du lịch bằng xe lửa hoặc xe điện qua các điểm: Bãi Tắm Nhũ Tiên, Công Viên Côn Trùng, Đồi Thiên Ngọn, Mê Cung Thạch, Làng Việt Nam, Khu Vui Chơi Thiếu Nhi, Khu Vui Chơi Cảm Giác Mạnh, Làng Nghề Truyền Thống,Vườn Chim, Làng ẩm thực 3 miền….tham gia chơi các trò chơi tại Wonderpark như:Viking, rồng cao tốc, cao bồi 6 ngựa, xe điện đụng, games, hải đăng xoay, xe leo dốc…..(tự túc), đoàn nhận ghế dù, tự do tắm biển tại Bãi Tắm Nhũ Tiên, quý khách có thể chơi các trò chơi trên biển như: Môtô nước (Jetsky), (Parasaling), xuồng thể thao (Kayak) (phí tự túc).
11h30:  Đoàn dùng cơm trưa tại nhà hàng Khu Du Lịch, nghỉ ngơi.
15h00:  Xe đưa Quý khách tham quan Hòn Chồng một thắng cảnh của thành phố biển, Quý Khách sẻ ngắm nhìn Núi Cô Tiên, khám phá dấu tích của người khổng lồ, tự do chụp hình lưu niệm. Từ Hòn Chồng, Quý khách có thể ngắm toàn cảnh Thành Phố Biển Nha Trang. Sau đó, đi Chợ Đầm (hoặc Chợ Xóm Mới) để Quý Khách mua đặc sản về làm quà cho người thân, đoàn về nhà hàng Lạc Cảnh thưởng thức đặc sản “Bò Né Nha Trang”. Xe đưa đoàn về khách sạn, kết thúc chương trình tham quan, hẹn ngày gặp lại.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 588.000 VND/Khách

GIÁ BAO GỒM
Xe ôtô máy lạnh tham quan theo chương trình,
02 bữa ăn chính (ăn trưa, ăn chiều: 80.000 – 90.000 VND/khách/bữa),
Hướng dẫn viên “thổ địa” nhiệt tình chu đáo,
Nước khoáng 02 chai Aquafinal/người/ngày tham quan,
Phí tham quan theo chương trình và phí phục vụ,
Bảo hiểm tai nạn du lịch: theo tiêu chuẩn Việt Nam, mức bồi thường tối đa 30.000.000 VNĐ/01 vụ việc,
Giá trên không áp dụng cho các ngày lễ, tết và cận lễ, cận tết.

GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Chi phí cá nhân, mua sắm, ăn uống ngoài chương trình,
Thuế Giá trị gia tăng (VAT).

GIÁ DÀNH CHO TRẺ EM
Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí, ăn uống bố mẹ tự lo cho bé, 
Trẻ em từ 05 - 10 tuổi: Giá tour bằng ½ giá người lớn,
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Giá tour như người lớn.

PHỤ THU
Mùa lễ, tết: Giáng sinh và Tết Tây (18/12 – 9/1), Tết Ta (2/2 – 6/2), ngày Thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động (30/4 – 1/5), ngày Giỗ tổ (12/4), ngày Quốc khánh (2/9), phụ thu 20% mức giá của bảng giá trên.

LƯU Ý
1. Giá trên chưa bao gồm thuế VAT, phí sân bay, phí xuất vé và các dịch vụ bổ sung. Do đặc điểm chung của ngành hàng không nên không thể có một bảng giá cố định. Hãy gọi cho chúng tôi sớm nhất để biết mức giá mới nhất và đặt vé trước
2. Chương trình có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết nhưng vẫn đảm bảo các tuyến điểm tham quan như đã trình bày.

TRƯỜNG HỢP HỦY DỊCH VỤ VÀ GIẢM KHÁCH
Huỷ dịch vụ, giảm khách: Việc huỷ dịch vụ hay giảm số lượng khách được quy định như sau:
Mùa thấp điểm (1/5 đến 30/9):
Trước 7 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 3 ngày đến 7 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 3 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa cao điểm (1/10 đến 30/4):
Trước 30 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 21 ngày đến 30 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 21 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa lễ - tết (18/12 – 9/1, 2/2 – 6/2, 12/4, 30/4, 1/5 và 2/9):
Trước 60 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 45 ngày đến 60 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 45 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Đối với vé máy bay việc hủy hoặc giảm số lượng khách khách: Mức phí theo quy định của hãng hàng không.

THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện như sau:
• Đặt cọc: 70% giá trị tour ngay khi ký kết hợp đồng du lịch.
• Thanh toán phần còn lại: 30% giá trị tour còn lại phải được thanh toán chậm nhất 3 ngày sau ngày khởi hành.

CAM KẾT
Dong Hanh Viet Saigon Travel cam kết thực hiện đúng chương trình, tiêu chuẩn dịch vụ (xe, ăn uống,điểm tham quan) nếu Quý Khách không hài lòng bất cứ dịch vụ nào Công Ty hoàn trả cho Quý Khách 100% tiền tour.

QUY TRÌNH ĐẶT TOUR
Quý Khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại Hotline: 0919 80 77 33 và cung cấp cho Công Ty chúng tôi địa chỉ email của Quý Khách, chúng tôi sẽ gởi cho Quý Khách chương trình tour, lịch khởi hành. Sau đó Công Ty sẽ cử nhân viên đến tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách liên quan đến chương trình du lịch. Nếu Quý Khách hài lòng Công Ty sẽ ký kết hợp đồng với Quý Khách và thực hiện tour đúng theo yêu cầu của Quý Khách.


Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể giao vé cho quý khách

Travel with a local guide
 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN TRAO TRỌN NIỀM TIN