Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn tour nha tourdulichnhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tour nha tourdulichnhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

DU LỊCH NHA TRANG CITY TOUR NHA TRANG 3

Mã tour: ĐHVSG-City Tour NT3 
Thời gian: 1 Ngày
Giá tour: 650.000đ/khách 
Khởi hành: Hằng ngày
Phương tiện: Xe đời mới 4 – 7 chỗ
Liên hệ: 083.5110854
Hotline: 0919 80 77 33
Quý Khách được tận hưởng những giây phút thư giãn tuyệt vời chinh phục Thác Yang Bay và tham gia các trò chơi tập thể vui nhộn: Đua Heo, Câu cá sấu kiểu Yangbay. Đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của Dong Hanh Viet Sagon Travel  luôn chăm sóc Quý Khách tận tình và là làm hài lòng Quý Khách bất cứ yêu cầu nào nhỏ nhất.

Vượt qua 45 km từ Nha Trang đến thác Yang Bay, ý nghĩ được đắm mình vào dòng thác hùng vĩ đã được thêu dệt với huyền thoại, nổi bật là huyền thoại nàng tiên út với Câu Sơn, chàng trai Raglay thật thà chất phác.

CITY TOUR NHA TRANG 3
Tour Nha Trang Thác YangBay – Nhà Bác Sỹ Yersin–  Suối Khoáng Nóng Tháp Bà
Thời gian: 1 Ngày – Phương Tiện: Xe du lịch
 
08h00:  Xe và Hướng Dẫn Viên Dong Hanh Viet Saigon Travel đón Quý Khách tại khách sạn. Khởi hành đi khu du lịch). Đến Khu Du Lịch, Quý khách sẽ đi xuyên rừng để khám phá Thác Yangbay với những cột nước trắng xoá và nhiều bãi tắm đẹp, Quý Khách thoả thich vẫy vùng ngâm mình trong dòng nước mát lạnh. Ngoài ra Quý Khách còn có thể tham gia các trò chơi dân gian “Đua Heo Yangbay”
11h30:  Đoàn dùng cơm tại nhà hàng YangBay với đặc sản “Trứng Đà Điểu”, nghỉ ngơi
14h00: Xe đưa đi tham quan Nhà Bác Sĩ Alexangder Yersin còn được gọi lvới tên tiếng Việt thân thương là “Ông Năm”, một trong những người đã có công phát triển thành phố biển Nha Trang xinh đẹp
15h30:  Đoàn khởi hành về Nha Trang, ghé Chợ Đầm (hoặc chợ Xóm Mới) để Quý Khách mua đặc sản Nha Trang về làm quà cho người thân.
18h00:  Quý Khách đặc sản Nha Trang thay cho bữa cơm chiều (Nem Nướng Ninh Hòa hoặc Bò Né Nha Trang). Xe đưa đoàn về khách sạn, kết thúc chương trình tham quan chia tay và hẹn ngày gặp lại.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 650.000 VND/Khách

GIÁ BAO GỒM
Xe ôtô máy lạnh tham quan theo chương trình,
02 bữa ăn chính (ăn trưa, ăn chiều: 80.000 – 90.000 VND/khách/bữa),
Hướng dẫn viên “thổ địa” nhiệt tình chu đáo,
Nước khoáng 02 chai Aquafinal/người/ngày tham quan,
Phí tham quan theo chương trình và phí phục vụ,
Bảo hiểm tai nạn du lịch: theo tiêu chuẩn Việt Nam, mức bồi thường tối đa 30.000.000 VNĐ/01 vụ việc,
Giá trên không áp dụng cho các ngày lễ, tết và cận lễ, cận tết.

GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Chi phí cá nhân, mua sắm, ăn uống ngoài chương trình,
Thuế Giá trị gia tăng (VAT).

GIÁ DÀNH CHO TRẺ EM
Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí, ăn uống bố mẹ tự lo cho bé, 
Trẻ em từ 05 - 10 tuổi: Giá tour bằng ½ giá người lớn,
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Giá tour như người lớn.

PHỤ THU
Mùa lễ, tết: Giáng sinh và Tết Tây (18/12 – 9/1), Tết Ta (2/2 – 6/2), ngày Thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động (30/4 – 1/5), ngày Giỗ tổ (12/4), ngày Quốc khánh (2/9), phụ thu 20% mức giá của bảng giá trên.

LƯU Ý
1. Giá trên chưa bao gồm thuế VAT, phí sân bay, phí xuất vé và các dịch vụ bổ sung. Do đặc điểm chung của ngành hàng không nên không thể có một bảng giá cố định. Hãy gọi cho chúng tôi sớm nhất để biết mức giá mới nhất và đặt vé trước
2. Chương trình có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết nhưng vẫn đảm bảo các tuyến điểm tham quan như đã trình bày.

TRƯỜNG HỢP HỦY DỊCH VỤ VÀ GIẢM KHÁCH
Huỷ dịch vụ, giảm khách: Việc huỷ dịch vụ hay giảm số lượng khách được quy định như sau:
Mùa thấp điểm (1/5 đến 30/9):
Trước 7 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 3 ngày đến 7 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 3 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa cao điểm (1/10 đến 30/4):
Trước 30 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 21 ngày đến 30 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 21 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa lễ - tết (18/12 – 9/1, 2/2 – 6/2, 12/4, 30/4, 1/5 và 2/9):
Trước 60 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 45 ngày đến 60 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 45 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Đối với vé máy bay việc hủy hoặc giảm số lượng khách khách: Mức phí theo quy định của hãng hàng không.

THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện như sau:
• Đặt cọc: 70% giá trị tour ngay khi ký kết hợp đồng du lịch.
• Thanh toán phần còn lại: 30% giá trị tour còn lại phải được thanh toán chậm nhất 3 ngày sau ngày khởi hành.

CAM KẾT
Dong Hanh Viet Saigon Travel cam kết thực hiện đúng chương trình, tiêu chuẩn dịch vụ (xe, ăn uống,điểm tham quan) nếu Quý Khách không hài lòng bất cứ dịch vụ nào Công Ty hoàn trả cho Quý Khách 100% tiền tour.

QUY TRÌNH ĐẶT TOUR

Quý Khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại Hotline: 0919 80 77 33 và cung cấp cho Công Ty chúng tôi địa chỉ email của Quý Khách, chúng tôi sẽ gởi cho Quý Khách chương trình tour, lịch khởi hành. Sau đó Công Ty sẽ cử nhân viên đến tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách liên quan đến chương trình du lịch. Nếu Quý Khách hài lòng Công Ty sẽ ký kết hợp đồng với Quý Khách và thực hiện tour đúng theo yêu cầu của Quý Khách.


Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể giao vé cho quý khách 

Travel with a local guide

 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN - TRAO TRỌN NIỀM TIN

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

VIỆN HẢI DƯƠNG HỌC


Chúng ta đang đi trên con đường Trần Phú đây là con đường duy nhất của thành phố giáp biển để đến điểm tham quan đầu tiên của chúng ta. Viện nghiên cứu biển nằm ngay trong khu vực cảng Cầu Đá, đây là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học được thành lập sớm nhất ở Việt Nam. Được Bác Sĩ Yersin thành lập năm 1992 đến năm 1927, Bảo tàng sinh vật biển chính thức hoạt động và có nhiều lần ngưng hoạt động để sưu tập các loại động thực vật ở vùng Đông Nam Á lúc mới thành lập tên là Viện Nghiên Cứu Biển và được đổi tên là Viện Hải Dương Học (HDH) năm 1993 cho đến nay. Tại Viện HDH trưng bày nhiều mẫu sinh vật biển, trong đó có nhiều mẫu vật có từ năm 1922.. Đến 1975 bảo tàng quản lý và gìn giữ 8.000 và có nhiều lần ngưng hoạt động. 1986 bảo tàng mở cửa đón khách vài tháng và đến 1992 mới chính thức mở cửa hoạt động cho đến nay. Khi đến đây tham quan quý khách sẽ được thăm hai nơi : thứ nhất là nơi có các bể sinh vật sống với các loại như : hải sản, hải quỳ, sam, huệ biển, cầu gai, cá ngựa, san hô, sao biển, tôm, cá, mao tiêm, cá mặt quỷ, cá nóc, sứa, bạch tuộc... Các bể luôn luôn được bổ sung nhiều loại quý hiếm; thứ hai là bảo tàng sinh vật biển nơi đây có một bộ về các sinh vật biển từ loài ruột khoang giáp sáng, lớp cá có xương, bò sát và cho đến các động vật có vú. Tầng trệt của tòa nhà chính, nơi có thủy cung nuôi sinh vật biển và những tủ đựng tiêu bản, sắp xếp theo hệ thống tiến hóa của sinh vật.
Tại đây có trưng bày mô hình hai con hải cẩu nhồi bông, nguyên trôi từ Bắc Cực xuống được nuôi ở Viện cả năm trời rồi bệnh chết. Trước cổng Viện chúng ta sẽ bắt gặp ngay mô hình cá Mao Tiêm được mệnh danh là nữ hoàng của biển cả là giống cá quý hiếm – cho nên được chọn làm biểu tượng của Viện. Chính cái vẻ đẹp bên ngoài của nó đã quyến rũ những con vật khi đến gần nó phóng ra nọc độc làm tê liệt con mồi. Xin giới thiệu một vài động vật biển tiêu biểu :
Hồ Lớn:
+ Cá Mao Tiên: hay được gọi là Công Chúa Biển vì có màu sắc rực rỡ, nó có thể thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, tuy nhỏ nhưng mang nhiều độc tố, độc tố của cá Mao Tiên name ở mang và vây cá. Loài cá này thường sinh sống ở vùng biển có san hô.
+ Cá thù lù: có hình dáng giống như cá dĩa sọc vàng đen.
+ Cá chẽ bông
+ Sam biển: Là sinh vật thuộc họ giáp xác, thường khi di chuyển con đực và con cái dính liền với nhau, vì vậy mà người ta mới nói là “dính như sam”. Con So, có hình dạng giống như con Sam nhưng đi một mình, con So có nhiều chất độc vì vậy các bạn nên cẩn thận.
+ Cá Đuối Điện: Thuộc bộ cá Sụt , có thể phóng ra tia lửa điện để tự vệ
+ Sao Biển: có 5 cánh, trên cánh có những xúc tua.
Hồ Nhỏ: cá Kia, san hô, cá mú, hải quì.
Hồ cá mập: Cá Mập Vây Đen là loại cá rất hung dữ thường hay tấn công các loại cá khác, vì nó phải luôn hoạt động nên rất mau đói. Nó có đôi hàm bén nhọn nhất trong các loại cá.
Hồ Cá Nhám Da Beo: Dài khoảng 1m da có đốm giống như da của con beo. Hiện các nhà khoa học đang nghiên cứu huyết thanh của nó trong việc điều trị bệnh ung thư:
Dọc hành lang: là hồ nuôi các loại cá như: cá bò Picasso, cá bò đuôi én, cá bò da, cá mó vệ sinh, hải quỳ, cá khoang cổ, tôm bác sĩ, cá chình bông, cá sơn đá, hải quì ống và cá ngựa.
+ Cá ngựa : bơi đứng, đôi mắt có thể nhìn mọi phía, phát hiện con mồi và kẻ địch mọi góc độ, đặc biệt con cái có nhiệm vụ đẻ trứng vào túi phía trước con đực, còn con đực có nhiệm vụ mang buồng trứng 7 tuần chờ ngày sinh nở. Tại Việt Nam có 8 loài cá ngựa sống chủ yếu ở các rạng San Hô, các thảm cỏ biển và các cửa sông dọc theo bờ biển Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam (xuất bản 1992) đã nêu tới 4 loài cá ngựa
+ Cá tầm : là loại cá quý hiếm chủ yếu sống tập trung ở vùng biển Catxpi nước Nga, cá dài 2m nặng 500kg.
+ Cá hồi : cho ra loại trứng Carian hảo hạng, nếu được chế biến giá trị có thể lên đến 400USD/kg.
+ Đồi mồi : làm đồ trang sức.
  + Chim yến : làm tổ vào mùa xuân, đến tháng tư âm lịch thì xong, tổ yến hình bầu dục được làm từ nước bọt của chim yến. Tổ yến sẽ bám chặt vào vách đá, lúc này những người khai thác sẽ gỡ tổ yến lần thứ nhất, để có tổ đẻ trứng chim yến phải làm tổ lại lần thứ hai, sau khi chim con trưởng thành người ta thu hoạch lần thứ hai, yến là loài chim có thể bay từ 300 – 400km mỗi ngày để kiếm mồi. Một kg tổ yến từ 1.500 – 2.000USD tùy loại. Hằng năm tỉnh Khánh Hòa thu từ 1.500 – 1.700kg yến.
+ Bộ xương cá voi lưng gù : được phát hiệntại tỉnh Nam Hà vào 8-12- 1994 trong lúc làm mương đào kinh thủy lợi nằm dưới mặt ruộng sâu 1,2m và tỉnh Nam Hà đã giao cho Viện Hải Dương Học vào 10/1995. Bộ xương cao 3m, dài 18m, khoang bụng rộng 2m, 48 đốt sống, loại cá này tuổi thọ 40 – 50 năm (thường chỉ dài từ 15 – 16m), nặng trung bình 80 – 100 tấn. Cá sinh trong vùng nước ấm mỗi lần sinh một con, cá con trung bình dài 4 – 5m, nặng 1.200kg. Qua phân tích các nhà khoa học cho rằng chú cá voi trưng bày trong Viện đã có trên 200 năm.
Vào ngày 14/09/2002 Viện HDH kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Sở Nghề Cá Đông Dương ngày 14/09/1922 (tiền thân của Viện HDH ngày nay). Trong 80 năm qua Viện HDH đã nghiên cứu, chinh phục và bảo vệ biển Đông của Việt Nam. Viện đã thực sự trở thánh trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ về biển của cả nước, của khu vực và quốc tế…Mấy năm gần nay Viện được sự quan tâm của nhà nước nên được nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
Hiện nay Viện có trên 300 cán bộ, công chức đang nghiên cứu triển khai khoa học , trong số đó có nhiều người được đào tạo trên đại học ở nhiều nước trên thế giới. Trong khoảng 4 năm gần nay, đội ngũ nghiên cứu đã có thêm 17 thạc sĩ, tiến sĩ ……Cuối năm 2001 Viện đã được Đại Sứ Quán Đan Mạch đầu tư 1,4 tỉ đồng để cải thiện và nâng cấp một cách cơ bản “Cơ sở thí nghiệm và thuần hóa sinh vật biển”. Đây là một công trình độc nhất vô nhị về đều kiện triển khai các thực nghiệm cơ bản. Nơi đây lưu giữ bảo quản 20 ngàn mẫu sinh vật biển  trên 100 ngàn loài sinh vật biển.
Viện nghiên cứu về các vấn đề về biển và khí hậu nhằm phục vụ, bào vệ các hệ sinh thái, phòng chống thiên tai, bào vệ môi trường, có cơ sở khoa học phục vụ, quản lý phát triển bền vững vùng ven bờ. Viện HDH còn nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng ven biển (nuôi Vẹn, nuôi Hàu, nuôi Tôm trên cát, vùng đất nhiểm mặn, phục hồi các hệ sinh thái  san hô, cỏ biển) xử lý nâng cao chất lượng môi trường nuôi trồng hải sản. Nghiên cứu đánh giá các tác động của môi trường cho các dự án trọng điểm quốc gia. Cung cấp tư liệu, thông tin khoa học và công nghệ biển. Viện đã in và xuất bản hơn 1000 công trình ấn phẩm trong và ngoài nước.
Viện đã tham gia nghiên cứu phát triển và triển khai các dự án hớp tác khu vực và quốc tế. Tăng cường công tác bảo tàng, giáo dục cộng đồng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Viện HDH đã khánh thành khu nhà nghiên cứu thí nghiệm hải dương học và môi trường biển gấp 3 lần so với trước nay với 100 tỷ đồng và noun nhận Huân Chương Lao Động hạng 3. Cũng vào dịp này, Viện đã đón tiếp chủ tịch nước CHXHCN VN Trần Đức Lương đến thăm.

NON NƯỚC KHÁNH KHÒA


Khánh Hoà (KH) nằm ở phần cong vươn xa nhất ra biển Đông.Mũi Đại Lãnh cùng với Tp Nha Trang và mũi Kê Gà ( BT) là 3 nơi ngắm bình minh sớm nhất VN. Tỉnh có diện tích 6.626 km2, tỉnh lỵ là Tp biển Nha Trang và các huyện thị: Tx.Cam Ranh,.Vạn Ninh,Ninh Hoà, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Khánh Sơn,Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa (1 số đảo của nó bị Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaisia chiếm đóng).Phía bắc giáp Phú Yên,tây giáp Đăk Lăk,Lâm Đồng;nam giáp Ninh Thuận và phía đông giáp biển. KH có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh- được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á..
*Lịch sử:
Ở Hòn Tre, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.

Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở 
Khánh Hoà  có niên đại khoảng gần 4000 năm sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh.Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hoà có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa).

KH trong thời Chăm Pa là tiểu vương quốc Kauthara nơi sinh sống của bộ tộc Cau - một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm pa xưa. Khu tháp thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar (
Nha Trang) đến nay vẫn còn, là nơi thể hiện một phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng nhất. Ngoài Tháp Bà Nha Trang), ở KH còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, là tấm bia cổ vào bậc nhất Việt Nam và khu Đông Nam Á, Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa,...

Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga (tiếng Chăm Cổ). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (tức 
Khánh Hoà ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.
Năm1653, vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu, giết dân Việt ở Phú Yên, xứ Đàng Trong của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa sai cai cơ Hùng Lộc đem quân vào chống giữ, nhân đêm tối đốt thành và tiến đánh đến tận sông Phiên Lang (Phan Rang). Thất bại nặng nề, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang chia làm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương, Tân Định và Quảng Phước đều giao cho Hùng Lộc trấn giữ. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.
Vào năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang và vào năm 1742, phủ Diên Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh.Vào năm 1771, Tây Sơn dấy nghĩa binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận.
Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên..

Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra
Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang.

Vào năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi, Dinh Bình Khang lại được đổi tên thành Trấn Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình Hòa. Sau đó, phải đến năm 1831 thì trấn Bình Hòa mới được đổi tên thành 
Khánh Hoà như ngày nay.

Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với thực dân Pháp. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp, giúp vua cứu nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân KH do Trịnh Phong lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của văn thân Phú Yên do Bùi Đáng chỉ huy đã tiến công và chiếm tỉnh KH. Bộ phận quan lại ở đây nhanh chóng giao thành cho nghĩa quân.Từ cuối tháng 3 năm 1886, nghĩa quân đã ráo riết hoàn tất các công tác chuẩn bị phòng thủ các đường thủy bộ, chờ đợi các cuộc tấn công trên quy mô lớn của người Pháp.
Đầu năm 1886, quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, nghĩa binh do Trịnh Phong lãnh đạo chặn đánh địch quyết liệt.Sau đó các lãnh tụ như Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh đều bị giết chết. Phong trào Cần Vương ở KH chấm dứt.Trong thời Pháp và triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.

Năm 1941, Nhật đem quân đến đóng tại Nha Trang.19-8-1945, Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh) cướp chính quyền từ tay Nhật.Nhưng chỉ được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại KH.

Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, KH cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã.Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào tỉnh 
Khánh Hoà và lập thành quận Khánh Dương.

Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi 
Khánh Hoà để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận.Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh.

Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975 Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh lần lượt được giải phóng. Năm 1975 ,hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và 
Khánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh. Năm 1977, Tx. Nha Trang được nâng cấp thành Tp.Nha Trang.Quốc hội quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Năm 1989, chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và KH.

Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nhờ có bờ biển dài, khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử của vương quốc Champa: Tháp Bà Ponagar,. Thành Hời ,miếu Ông Thạch ,Am Chúa ,Bia Võ Cạnh ,Vịnh
Nha Trang (một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới); Hòn Nội (Đảo Yến) ,Hòn Miễu (Thuỷ cung Trí Nguyên) ,Hòn Tre (Vinperl land) ,Hòn Tằm, Hòn Mun (Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam) ,Hòn Lao (Đảo Khỉ), Hòn Thị (Suối Hoa Lan) , biển Nha Trang ,biệt thự Bảo Đại ,chùaLong Sơn ,tượng Kim Thân Phật Tổ. Suối khoáng Tháp Bà,Viện Hải dương học Nha Trang, Thành cổ Diên Khánh,Vịnh Vân Phong ,Vịnh Cam Ranh ,Suối nước nóng Dục Mỹ (Ninh Hòa) ,Đầm Nha Phu ,Thác Yangbay, Dốc Lết,Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Mộ Yersin (Suối Dầu) .

CÂY DẦU ĐÔI


Cây Dầu Đôi tọa lc tại ngã 3 Thành, đường vào thành phNha Trang, đối diện thành cổ Diên Khánh ,bên cạnh Miếu thờ Trịnh Phong
Bí mật cây dầu đôi hơn 200 tuổi ở Nha Trang Khánh Hòa
Cách Nha Trang về hướng nam 11 cây số, trên đường 23/10 ngay ngã ba nối liền với Cải lộ tuyến đi hướng bắc có một cây dầu đôi cổ thụ. Cây bị cưa nhiều nhánh, trong tình trạng ra ít lá, cao 30m và cành xòe tán 15m. Đây là cây dầu đôi gắn liền với lịch sử tỉnh Khánh Hòa và cũng có nhiều truyền thuyết về nó.



Theo nhiều người thì cây dầu đôi (cây có hai nhánh từ gốc mọc lên) nằm trên con đường Thiên Lý kia là cây dầu lớn nhất trong cánh rừng đại ngàn ngày xưa ở khu vực Diên Khánh, Khánh Hòa này. Vào thế kỷ thứ 19, khi đó dân cư nơi này rất thưa thớt, con đường từ Nha Trang lên thành chỉ là con đường đất nhỏ, chủ yếu phục vụ cho xe ngựa và người đi bộ. Vì thế cánh rừng trên vẫn còn rất nhiều cây cối. Cho đến cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, việc mở con đường từ Nha Trang đi thành tiến hành và dân cư bắt đầu phát triển khi cánh rừng kia lần lượt biến thành khu dân cư và đồng ruộng. Cây dầu đôi khi ấy  nằm ở bên trong vệ đường, cành lá phát tán xum xuê tươi tốt được giữ lại như biểu trưng của một vùng đất.
Xác định niên đại của cây dầu đôi bằng khoa học thì chưa ai làm. Nhưng theo dẫn chứng của lịch sử thì vào năm 1793, thành Diên Khánh bắt đầu được xây dựng thì cây dầu đã có mặt. Chuyện tiếp theo là vào mùa xuân năm Quý Tỵ (1653)  chúa Nguyễn Phúc Tần ra lệnh cho cai cơ Hùng Ngọc Hầu tiến hành  mở mang bờ cõi từ đèo Cả vào đến bờ Bắc sông Phan Rang. Trong quá trình mơ cõi ấy,  khi đến Khánh Hòa, giữa cánh rừng, cây dầu đôi cao lớn khác thường nổi bật đã được giữ lại và ở lại cho đến bây giờ.
Cũng từ đó, cây dầu đôi được gắn liền với huyền thoại. Người ta cho rằng nguyên đây là cây dầu một nhánh, nhưng có một đêm mưa sấm chớp đã đánh trúng cây dầu khiến chúng tẻ thành hai nhánh như bây giờ. Tuy nhiên, nhiều lần đến cây dầu đôi quan sát chúng tôi nhận thấy cây dầu lớn lên tự nhiên, đây là cây dầu có hai nhánh chẻ ra tự nhiên chứ không hề có tác động từ bên ngoài.
Với tầm mắt nhìn, người ta có thể nhìn thấy cây dầu đôi này từ rất xa, khi nhìn thấy cây dầu đôi ta cảm giác như khi đi xa ta được trở về nhà. Nhờ bóng mát của cây dầu đôi, bao quanh nơi này trở thành một khu buôn bán hàng ăn sầm uất. Cây dầu đôi còn là một điểm tham quan của du khách trước khi đến thành cổ hay thăm các ngôi chùa cổ trong vùng. Đối với người dân quanh vùng, cây dầu đôi rất linh thiêng, cho nên họ đặt am thờ dưới gốc, khấn bái cầu nguyện. Đặc biệt, trên thân cây, ở độ tầm cao  hơn một mét có nốt bứu cây. Trên cây dầu có nhiều cây tầm gửi sống bám.
Câu chuyện Trịnh Phong 
Câu chuyện cây dầu đôi còn gắn liền với vị chiến sĩ yêu nước chống Pháp. Đó là Trịnh Phong. Bên cạnh cây dầu đôi có Miếu Trịnh Phong.
Miếu Trịnh Phong không to, bị nhiều hộ dân chen lấn nên rất chật chội, đã liên tiếp nhiều lần trùng tu. Miếu được xây dựng vào thập niên 90 của thế kỷ 14. Cửa miếu thay vì xoay ra con lộ lại xoay về hướng Bắc. Lúc đầu miếu thờ thần, cho đến sau khi xử chém Bình Tây đại tướng Trịnh Phong, Pháp treo đầu ông lên cây dầu đôi để thị uy, người dân đã đổi thành Miếu Trịnh Phong và thờ cúng ông. Miếu thờ Trịnh Phong cùng cây dầu đôi đã được xếp hạng là di tích lịch sử cấp Quốc gia vào năm 1991. Hiện miếu  còn lưu hai đạo sắc của các vua Thành Thái và Khải Định phong tặng.  Mỗi năm, vào ngày 16/3 (Âm lịch), tại Miếu đã làm lễ cúng trọng thể tưởng nhớ đến vị anh hùng.
Trịnh Phong quê ở  Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Khi vua  Hàm Nghi xuống chiếu Cần vương (tháng 8-1885) thì ông đang là một vị quan của triều đình đóng ở thành Diên Khánh. Ông đã chiêu binh chống PHáp dưới ngọn cờ “Bình Tây đại tướng” và đã quy tụ được nhiều nhân tài.
Đầu tháng 8-1886,  Pháp do đại úy Lhermitte chỉ huy với các loại vũ khí hạng nặng như sơn pháo 80, đội quân đánh thuê hơn 300 tên, bằng đường bộ và đường thủy tiến ra đánh Khánh Hòa nhằm tiêu diệt lực lượng yêu nước. Sau khi thành Diên Khánh bị thất thủ, Trịnh Phong đã  rút binh lên núi Hèo tiếp tục kháng chiến. Nhưng lực lượng ngày càng yếu, cuối tháng 8-1886 Trịnh Phong bị Pháp bắt, xử trảm ông tại Hòn Khói (11-9-1886). Phần mộ của Trịnh Phong được đặt ngay trong khuôn viên của dòng họ tại thôn Phú Vinh, xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang.
 Bao cuộc bể dâu
Trải qua bao cuộc bể dâu như người xưa nói “Tang điền biến vi thương hải”  là không có gì vĩnh cữu với thời gian. Cây dầu đôi còn sót lại giữa cánh rừng đại ngàn kia mặc bao nhiêu biến cố.
Nhớ vào năm 2000, khi con đường 23/10 từ Nha Trang đi thành mở rộng cho sáu làn xe, Cây dầu đôi bị nằm trong khu vực phải “di dời” để mở đường. Số phận của cây dầu lịch sử được đem ra bàn cãi, rốt cuộc là quyết định giữ cây lại, còn con đường có cong veo một tí không sao. Vì thế, khi đi ngang cây dầu đôi như hiện nay, ta thấy cây dâu nằm ở  bên vệ đường, có kè chắn lại, bao quanh là con đường nhựa với khối nhựa nóng hàng ngày hút ánh nắng mặt trời làm cho rễ cây oằn mình gánh chịu.
Sau cuộc mở đường, Khánh Hòa tổ chức kỷ niệm 350 năm (2003) thì cây dầu đôi mỗi ngày mỗi xuất hiện những cành khô, tỉnh giao cho công ty Môi trường Đô thị tỉnh ra phương pháp cứu chữa. Vào thời thời điểm này, kinh phí 30 triệu đồng để “trị bệnh” cho cây dầu đôi cổ thụ là khoảng tiền lớn. Cách chữa trị là khoan những hố quanh cây dầu, bơm các chất kích thích phát triển rễ để tránh rễ cây bị chết do ảnh hưởng sức nóng từ lớp bê tông nhựa và phục hồi lại số rễ đã bị chặt đi trong quá trình mở đường và đào đất để đặt cáp ngầm, dây điện. Riêng phần thân cây, cũng dùng thuốc để bảo vệ cây bị sâu bọ đục phá, cưa lại các nhánh cây cưa sai phương pháp, dùng hóa chất bôi lên những “vết thương” của cây để tránh bị thối rữa do đọng nước mưa. Bơm các hóa chất kích thích lên các tán cây để phát triển hệ thống lá của cây dầu đôi.




Điều buồn cười là cũng vào thời điểm trên. Do lo sợ cây dầu đôi bị chết, công ty Môi trường Đô thị đã tìm một cây dầu đôi con trồng dự phòng cách cây dầu đôi lịch sử khoảng 15m. Tuy nhiên, do nhiều ý kiến phản đối, sau đó cây dầu đôi… ăn theo này đã bị nhổ bỏ.
Giờ đây, qua bao thăng trầm của cuộc sống, dẫu không còn xum xuê cành lá như thời trai tráng, cây dầu đôi già hơn 200 tuổi vẫn vươn xanh, nổi bật giữa trời trên con đường cửa ngõ từ phía Nam vào Nha Trang.

ST: Lê Văn Hải