Ai về viếng cảnh
Khánh Hoà
Long Sơn nên ghé
tháp Bà đừng quên
Kim than Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời
Long
Sơn Tự (LST) toạo lạc tại làng Phước Hải nay thuộc phường Phương Sơn thành phố
Nha Trang. Lúc xe của chúng ta đi vào thành phố Nha Trang ngày hôm qua , hướng
dẫn đã chỉ cho du khách thấy nơi tọa lạc Loang Sơn Tự và tượng Kim Thân Phật Tổ
màu trắngta5i đường 23 tháng 10 dưới chân hòn Trại Thủy . ở Nha Trang có trên
dưới 20 chùa nhưng LST là chùa có quy mô lớn nhất và nằm ở vị trí thuận tiện
cho du khách và phật tử đến chime bái. mời quý khách xuống xe tập trung trong
sân chùa để hướng dẫn đưa quý khách vào tham quan.
Chùa
được khai sơn năm 1889 với tên gọi ban đầu là “Đằng Long Tự”, vị sổ khai sơn
chùa là đức hòa thượng Ngộ Trí , tên thật là Nguyễn Văn Tám Nghi người ở Phú
Yên. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất dựng trên Hòn Trại
Thủy địa điểm như quý khách thấy hiện
nay.
Hòa
Thượng
Ngộ Trí đi tu từ nhỏ , đại bi đại đức được các tín đồ sung kính và đi
theo rất đông. Ông còn là một thầy lang chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho
dân, có
nghề mộc và nghề chạm trổ. Cùng với các tín đồ ông dựng lên một ngôi
chùa một căn hai trái (tức Đông Liêu và Tây Liêu) đủ rộng cho 20 –
50 phật tử làm lễ cùng lúc, lợp ngói âm dương và đổi tên chùa từ Đằ Long
Tự
thành LST, chính tay hòa thượng làm một cái mõ hình cá chép, bảng hiệu
LST –
Duy Tân giáp dần cho chùa và tạc ba pho tượng (Tam Thánh): Thích Ca, Phổ
Hiền,
Đại Thê Trí (Văn thù). Hoa thượng viên tịch
cách đây hơn sáu mươi năm tín đồ cho xây tháp thờ tạc long vị khai sơn
chùa tại hậu tổ chùa ở phía Tây Nam cách
chùa 1000m, chùa được nhận sắc phong “Sắc Tứ Long Sơn Tự”.
Năm
1940 Nha Trang bắt đầu được mở rộng với quy mô một thị xã, vẻ hoang dã, u tịch
của Hòn Trại Thủy dần dần bị biến mất dưới ánh đèn của những dãy phố mới đươc
xây cất. Dân di cư vào Nha Trang ngày càng đông chủ yếu là các tín đồ đạo Phật
. Chính vì vậy LST được xây dựng lại bằng kiến trúc và vật liệu mới như: xi
măng, cốt thép và gạch. vẫn lợp ngói âm dương và mang đầy đủ dáng dấp vẻ đẹp
điển hình của một ngôi chùa kiể Á Đông.
Chính điện được mở nhiều lần đủ cho hang
trăm tín đồ làm lễ cùng lúc. Chùa có đủ tiền đường, hậu sành, nhà tăng, phòng
khách, nhà bếp…
Trong
quá trình xây dựng chùa không thể không kể đến công sức đóng góp của các cụ
Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Quyền, lúc đó cụ Quyền và cụ Khoa là Hội Trưởng và Hội
Phó Hội Phật Giáo Thống Nhất tỉnh Khánh Hoà. Cũng như hoàng thân Xuphanuvong là
kỷ sư công chánh lúc bấy giờ nguyên là chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân
Lào, cụ Khoa về sau là phó chủ tịch quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cùng
lúc
với việc đại trùng tu, một tượng Phật Thích Ca Mâu Ni bằng đồng nặng
700kg cao 1m6 đã được đúc, cho đến nay đó là bức tượng
chính và quý nhất LST được đặt tại vị
trí quan trọng nhất điện thờ, sau bức tượng là chiếc gương điện luôn tỏa
sang
ngày đêm tượng trưng cho hào quang của Phật.
Năm
1963 Thích Ca Phật Đài (TCPĐ) với tượng Phật Thích Ca được xây dựng trên đỉnh
Hòn Trại Thủy cao 39m so với mực nước biển, bằng xi măng cốt thép, do kỹ sư
Phúc Điền phụ trách cùng với sự đóng góp của trường Bồ Đè và hang nước mắm Liên
Thành cùng với các tín đồ Phật Tử xa gần. đây thực sự là tượng đài đánh dấu sự
đấu tranh thắng lợi chống sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm của
Hội Phật Giáo Miền Trung, dưới chân đế của TCPĐ là hình ảnh các vị tăng, ni đã
tự thiêu như là một hình tượng cuối cùng để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo
của chính quyền ngô, một triệu bao xi măng đã được sử dụng để xây dựng công
trình kiến trúc này. Tượng quay mặt về hướng Đông cao 18,5m, tòa sen hình bát
giác cao 7m, than tượng cao 11,5m, rộng 6m, từ đỉnh tượng đến sân trước của
chùa độ cao chênh lệch đến 50m, du khách sẽ leo lên lên 150 bậc thang để lên
thăm khu Kim Thân Phật Tổ. ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm
1971, nhìn chung chùa vẫn tọa lạc tại vị trí củ, kiến trúc cơ bàn của chùa vẫn
không thay đổi song tiền sảnh được mở rộng gấp nhiều lầnd9u3 chổ cho 500 người
làm lễ. Phối cảnh trước chùa và xung quanh hầu như bị thay đổi hoàn toàn, hiện
nay LST là trụ sở của Hội Phật Giáo Miền
Trung, Hội Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, là nơi tuyên truyền, cổ động và truyền bá
Phật Giáo, đào tạo các tăng lữ. Sau mỗi kỳ đại trùng tu, sinh hoạt và truyền bá
đạo Phật ở Khánh Hòa lại càng phồn thịnh thêm, đạo Phật ăn sâu vào gốc rễ của
mỗi gia đình người dân Nha Trang, có đến 70% dân số Nha Trang là tín đồ Đạo
Phật.
Quý khách đến Nha Trang không thễ không
viếng thăm LST bởi lẽ đây không chỉ là chùa trung tâm mà còn là chính đường đạo
Phật ở Khánh Hòa mà vì đây còn là điểm cao nhất , một thắng cảnh của thành phố
biển. tuy nằm ngay bên cạnh QL1A nhưng trước chùa vẫn giữ được vẻ huyền bí cao
siêu bởi những hang bồ đề cổ thụ tỏa
bóng mát sum suê, những vườn hoa cây cảnh, những vườn cây ăn trái được tạo dáng
sơn thủy hữu tình, hướng dẫn sẽ dành 40 phút để quý khách vào viếng chùa sau đó
đoàn chúng ta sẽ di chuyển đến Chợ Đầm.