Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn langconhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn langconhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

LÀNG CỔ NHA TRANG


Trong quá trình hình thành Khánh Hòa, trước khi Nha Trang chính thức trở thành thành phố thì miền đất này đã tồn tại hơn 300 năm. Chính vì thế mà trải qua bao nhiêu thăng trầm thời cuộc, trong lòng thành phố biển xinh đẹp này vẫn còn giữ lại một làng cổ với những gì rất riêng của một làng quê Trung Bộ.
Làng cổ nằm ở xã Vĩnh Thạnh, Nha Trang. Đây được đánh giá là vùng quê lý tưởng nằm cách Nha Trang chừng 4 cây số, có một con đường chính ôm bọc lấy làng quê là Hương lộ 45. Ưu thế thứ hai là làng quê dựa sát dòng sông Cái xinh đẹp cho khách sau khi tham gia chuyến du lịch đường sông ghé qua.
Trong khu vực làng cổ còn tồn tại rất nhiều ngôi nhà cổ theo kiến trúc miền Trung. Người dân ở đây quen gọi đó là cách xây dựng Bát căn dần (ba gian có 36 cột ). Đa phần các nhà đều xây dựng cách đây hơn 100 năm, cửa gỗ và rường cột có chạm khắc. Những nhà cổ ở
Nha Trang  đều còn đậm nét nhà quê với sân vườn. Cửa nhà là những tấm gỗ khá cầu kỳ.
Để thực hiện chuyến du hành làng cổ, thường du khách đi từ bến đò dưới chân Tháp Bà hay ngay bãi thuyền bên chân cầu Hà Ra. Từ đây thuyền sẽ chở khách dạo quanh sông Cái để ngắm cồn Dê, vườn dừa Ngọc Thảo, cầu gỗ Vĩnh Phương cũng như nhìn những đàn vịt bơi trên sông và thuyền bè xuôi ngược đi về. Sau đó thuyền sẽ dừng lại ở bến sông là nhà của ông Nguyễn Xuân Hải. Từ bến sông khách sẽ thưởng thức cảm giác đi bộ trong vườn quê, hoàn toàn không có sự ồn ào thường thấy của tỉnh thành.
Để đi thăm nhà cổ, xe sẽ đón khách đi thăm một số ngôi nhà cũng nằm trong vòng ôm của xã Vĩnh Thạnh. Thường thì tất cả những ngôi nhà ở đây đều có vườn trước nhà với nhiều cây trái khác nhau. Nhà nằm lọt giữa vườn và thường có sân phơi trước nhà. Điểm độc đáo ở chỗ là hàng rào ngăn cách làm bằng cây hoa râm bụt hoặc cây duối. Con đường từ cổng vào nhà thường trồng hai loại cây chủ lực là hoa mai và cây cau.
Sau khi đi thăm các nhà cổ, khách sẽ trở lại nhà ông Nguyễn Xuân Hải để cảm nhận được một ngôi nhà cổ gần như còn nguyên sau 200 năm xây dựng. Đây cũng là một ngôi nhà khá độc đáo nằm trong một khu vườn khá lớn với nhiều chủng loại cây ăn trái. Trong vườn nhà ông Hải, khách được mời uống trà trong những chiếc tách gỗ xinh xinh, ngồi trên bộ bàn ghế làm bằng rễ cây. Khách cũng có thể ngắm nhìn đàn gà đang dắt con đi kiếm ăn hay thăm vườn cây trong ánh nắng chen trên cành lá.
Kiến trúc nhà cổ của ông Hải khá đẹp. Nơi đây còn là một “bảo tàng tư nhân với rất nhiều "đồ cổ như chén bát, tủ thờ, liễn, câu đối". Cái thú của khách còn chính là nhìn thấy cách sinh hoạt của một gia đình làng quê như nấu cơm bằng bếp "kiềng ba chân” và củi đun chính là những nhánh cây khô trong vườn. Gáo múc nước bằng gáo dừa làm trong vườn nhà. Khách cũng có thể tò mò mua vài chiếc gáo dừa hoặc bộ bình nước pha trà bằng trái dừa khô tạo nên.
Dạo chơi trên đường quê bằng xe ngựa là cái thú rất lạ, nếu không nói đó là một cảm giác hoàn toàn mới. Cứ hai khách leo lên một chiếc xe ngựa. Người lái xe ngựa đã có hơn 30 năm điều khiển chiếc xe “thế kỷ” sẽ đưa bạn đến thăm làng nghề dệt chiếu và làng nghề se nhang.
Sự hấp dẫn của chuyến đi dạo làng cổ
Nha Trang  chính là sự ẩn hiện đến lạ kỳ của một miền quê với "hàng cau phía trước, bụi chuối phía sau”, còn là bắt gặp cổng làng chơ vơ trên con đường mòn băng qua những bờ ruộng theo cách nhà văn Lỗ Tấn nói "Người ta đi mãi mà thành đó thôi".