Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn khu du lich sinh thai tieng da. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khu du lich sinh thai tieng da. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

KHU DU LỊCH SINH THÁI TIẾNG ĐÁ

Để góp một tiếng nói tôn vinh đàn đá, ông Mà Dá A, dân tộc T'ring, Khánh Vĩnh, Khánh Hòa đã có sáng kiến tổ chức du lịch sinh thái tại xã Gianh Ly. Địa chỉ này cách thành phố Nha Trang hơn 40km.


 Là huyện miền núi phía tây tỉnh Khánh Hòa  Khánh Vĩnh được thiên nhiên ban tặng một nguồn tài nguyên với thảm thực vật rất phong phú. Nơi đây lại có nhiều dân tộc chung sống như: Kinh, Rag Lai, Ê Đê, T'ring, Tày... trong đó dân tộc Rag Lai chiếm đến 50%.
Đồng bào các dân tộc Khánh Vĩnh có những sinh hoạt văn hoá phong phú mang tính cộng đồng như lễ mừng lúa mới, lễ bỏ mả, lễ đâm trâu... Đặc biệt, họ là chủ nhân của một loại nhạc cụ độc đáo - đàn đá. Họ còn chế tạo ra các dàn đá bên cạnh nguồn nước suối phát ra tiếng kêu để đuổi thú rừng mà giữ nương rẫy. Hằng ngày, tiếng đàn đá hoà cùng tiếng suối tạo nên khúc nhạc trầm bổng, độc đáo của núi rừng, điểm tô thêm cho đời sống văn hoá của đồng bào...
Đến nay, trên địa bàn huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh tỉnh 
Khánh Hòa người ta đã tìm được hàng chục bộ đàn đá có niên đại cách ngày nay khoảng trên 2.000 năm. Để góp một tiếng nói tôn vinh loại nhạc cụ độc đáo của núi rừng, ông Mà Dá A, dân tộc T'ring, nguyên Chủ tịch xã Giang Ly, Khánh Vĩnh đã có sáng kiến tổ chức du lịch sinh thái núi - rừng - suối - đá tại xã Gianh Ly (cách trung tâm thị trấn huyện Khánh Vĩnh 14 km về phía tây và cách thành phố Nha Trang trên 40 km). Điểm du lịch này cũng chính là nương rẫy của gia đình ông, nằm cạnh một con suối, giữa một khu rừng có nhiều tán cây râm mát, nhiều tảng đá lớn và đẹp.
Ông Mà Dá A đã lên tận huyện miền núi Khánh Sơn, quê hương của những bộ đàn đá nổi tiếng, tìm về 7 thanh đá có 7 thanh âm khác nhau để thiết kế một bộ đàn đá như bộ đồng bào miền núi vẫn dùng làm công cụ để đuổi thú rừng, chim chóc. Ông treo các thanh đá theo thứ tự từ thanh trầm đến thanh cao dần rồi lợi dụng sức nước chảy gõ lên các thanh đá phát lên những âm thanh trầm bổng, dồn dập. "Dàn nhạc đá" này thực sự là một loại đàn tự động của thiên nhiên, tạo ra những bản nhạc vui tai suốt ngày đêm, đem đến cho khách du lịch niềm vui không dứt.
Khu du lịch của ông mới hoạt động được hơn một năm nay. Mọi thứ vẫn mang vẻ nguyên sơ với những túp lều mái tranh, vách lồ ô làm nơi cho khách nghỉ qua đêm. Đến đây du khách sẽ được thưởng thức những sản vật của đồng bào miền núi: các món gà nướng, luộc, gà nấu canh chua lá giang hoặc cơm gạo lúa rẫy cùng với những ché rượu cần nồng say.