Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn nhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

DINH BẢO ĐẠI


Biệt thự Cầu Đá (Lầu Bảo Đại)
Biệt thự Cầu Đá là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Biệt thự Cầu Đá (hiện nay thuộc Khu du lịch Bảo Đại) được xây dựng trên ba ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Biệt thự được xây dựng ở một vị trí đẹp; không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy 
Nha Trang  ba ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Lịch sử hình thành của biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện Hảidương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học 
Nha Trang . Vùng biển Nha Trang nằm gần trung tâm điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng, vì vậy người Pháp đã chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu khoa học biển. Người Pháp khai phá ngọn núi Chụt hoang vu để xây dựng nên năm ngôi biệt thự làm nơi ở cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương. Năm 1923, ông A.Crem - nhà khoa học người Pháp (gốc Đức) đã chỉ huy thực hiện đồ án thiết kế năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và ba ngôi nhà làm việc, nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở dưới chân đồi sát biển. Người Pháp đặt tên (bằng tiếng Pháp) cho các ngôi biệt thự theo tên các loài cây, hoa trồng quanh vườn: biệt thự thứ nhất ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi Chụt nhô ra biển xa nhất là “Les Agaves” - Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo là “Les Frangipaniers” - Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba là: Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers” - Cây Bàng.
Người đầu tiên ở biệt thự Xương Rồng là Tiến sĩ A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương. Đến năm 1926 khi Bảo Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có lợi cho thực dân Pháp, người Pháp đã chuyển giao hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho vua Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng hai ngôi biệt thự này làm nơi nghỉ mát cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại). Trước đây, người dân 
Nha Trang hường gọi biệt thự của vua Bảo Đại là lầu Thừa Lương. Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành Nghinh Phong, Bông Sứ đổi thành Vọng Nguyệt. Các tên gọi đó được giữ đến ngày nay.
Năm ngôi biệt thự ở Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Trong đó, hai ngôi biệt thự Nghinh Phong và Vọng Nguyệt đẹp nhất nên mới được chọn làm nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Cả hai ngôi biệt thự này đều được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên và nghệ thuật xây dựng cung điện.
Biệt thự Nginh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao hai tầng, cửa chính của biệt thự quay về hướng Đông. Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theo hai hướng xuống chân đồi. Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườn đồi đi xuống. Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng thú vui câu cá.
Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách; tầng trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh 
Nha Trang  Cửa hướng Đông của Vọng Nguyệt có đường đi sang Nginh Phong được tạo dáng thành hoa viên.
Bao quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ như me, bàng, phượng, sứ...xòe tán rộng phủ mát một vùng. Cây cảnh, hoa, cỏ xanh đều được bố trí thành từng mảng lớn, bố cục chặt chẽ, tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

HƯỚNG DẪN DU LỊCH NHA TRANG

Sơ lược
Là một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh Khánh Hòa. Nơi đây còn được biết đến như một thành phố của lễ hội: Festival Biển, Hoa hậu Hoàn Vũ 2008, Hoa hậu Thế giới 2010,… Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nơi đây trở thành một danh lam thắng cảnh thu hút khá nhiều du khách đến nơi đây.
Nơi đây có khí hậu ôn hòa, giao thông thuận lợi cả về đường thủy, đường bộ, đường hàng không và đường sắt. Đặc biệt ở 
Nha Trang có nhà ga lớn nhất trong tuyến đường sắt Bắc Nam của Việt Nam. Tất cả các tuyến tàu lửa đều dừng ở đây. Ngoài các tàu Thống Nhất, còn có các chuyến tàu SN1-2, SN3-4 và gần đây có thêm chuyến tàu 5 sao đầu tiên chạy tuyến Sài Gòn-Nha Trang.Nha Trang với điều kiện thiên nhiên ưu đãi cả về vị trí, cảnh quan thiên nhiên, khí hậu, cùng với nền tảng về lịch sử và nhân văn tạo dựng nên một Nha Trang có khả năng phát triển nhiều loại hình du lịch đa dạng.
Đi những đâu?
Nhìn về hướng Ðông - Nam
Nha Trang có một cụm đảo nằm liền nhau, lớn nhất là Hòn Tre rộng gần 25km2. Ra đảo bằng thuyền buồm mất 2 giờ đồng hồ trong khi đi thuyền máy khoảng 20 phút. Hòn Tre là đảo lớn nhất nằm trên vịnh Nha Trang cách thành phố Nha Trang 5km về phía Đông và cách cảng Cầu Đá 3,5 km. Từ đây nhìn thẳng ra khơi còn một số đảo nhỏ nữa. Chính những đảo này với ưu thế biển kín, sạch làm thành những bãi tắm yên tĩnh, đẹp tuyệt vời cho Nha Trang  Khi tham quan đảo du khách sẽ càng ngạc nhiên hơn nữa với tuyến cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á qua đảo Hòn Tre nối liền khu du lịch Vinpearl với cảng Cầu Đá.Ở vùng phía Tây Nha Trang là đồi núi bạt ngàn với những đỉnh cao trên dưới 1000m, có nhiều thú, chim. Du khách có thể tham gia những buổi đi săn lý thú.
Một nơi nữa cũng nổi tiếng không kém đảo Hòn Tre đó là đầm Nha Phu, là một trong hai đầm lớn nhất 
Khánh Hòa  Đầm Nha Phu nằm dưới chân Hòn Hèo cách thành phố Nha Trang khoảng 15km, đầm chạy dài khoảng chục cây số và rộng khoảng 1500 ha.Nơi đây đã mọc lên nhiều khu nghỉ mát lý tưởng, mang đến cho du khách dấu ấn khó phai: Hòn Lao, Hòn Thị, Suối Hoa Lan và khu nghỉ mát Ninh Vân với những nếp nhà gỗ nằm sát mép nước
Đầm Nha Phu
Đến Nha Trang muốn ra thăm đảo mà ngại đi ra quá xa thì ghé qua Hòn Miễu thuộc vịnh Nha Trang  Hòn Miễu là đảo gần bờ nhất trong số các hải đảo ở Nha Trang  chỉ mất hai mươi phút bằng thuyền máy là đến nơi. Trên đảo có hai địa điểm tham quan du lịch là hồ cá Trí Nguyên và bãi tắm Bãi Sỏi. Thủy cung Trí Nguyên là bộ sưu tập các loài cá biển và thực vật biển , sinh vật biển theo mô hình mở. Nằm cách hồ cá Trí Nguyên chừng vài trăm mét bằng cách băng ngang qua đảo. Gọi là Bãi Sỏi vì bãi tắm ở đây không hề có cát mà chỉ thấy toàn sỏi đá, tròn vo, nhẵn thín từ bờ chạy ra biển nước trong xanh nhìn thấy đáy. Bãi Sỏi còn giữ được nguyên vẻ hoang sơ, trước mặt là biển, sau lưng là khu rừng nguyên sinh với nhiều đại thụ và dây leo chằng chịt. Một nơi cũng quen thuộc gắn liền với cái tên Nha Trang khi mà người ta nhắc đến là Hòn Chồng. Một thắng cảnh tự nhiên ở thành phố Nha Trang  thuộc khóm Hòn Chồng gồm 2 cụm đá lớn nằm bên bờ biển dưới chân đồi Lasan. Khu vực này là một bãi đá được xếp chồng lên nhau một cách tự nhiên. Ngoài ra còn có Hòn vợ ở gần đó và Hội quán vịnh Nha Trang có dạng nhà rường Huế được xây ở phía trên.

Tham quan biệt thự Cầu Đá- Lầu Bảo Đại cách trung tâm thành phố 6km, là một di tích lịch sử văn hoá, một cụm khách sạn biệt thự nổi tiếng của thành phố Nha Trang Và đây cũng là một công trình kiến trúc đẹp, có sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương Đông. Đây từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương Hoàng hậu. Nó được xây dựng trên 3 ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Bạn đã từng biết đến tháp Chàm ở Quảng Nam, Ninh Thuận thì ở Nha Trang cũng nổi tiếng không kém bởi tháp Bà một di tích của người Chăm vẫn còn tồn tại nơi đây. Dường như du khách nào đến Nha Trang cũng đi thăm tháp Bà. Quần thể tháp Bà Nha Trang đã tồn tại trên thế kỷ, gồm có 4 tháp công trình này đã từng bị tàn phá bởi chiến tranh và đã được xây dựng lại nhiều lần.

Tháp Bà
Đi lần vào trong tháp chính du khách sẽ được chiêm ngưỡng tòa tháp cao 22,48m đặt tượng nữ thần Ponagar bằng đá mà trước kia được là bằng vàng đã bị đánh cấp. Tượng cao 260cm có 10 tay ngồi trên một Yoni vuông vức cạnh 150cm. Tới đây, du khách thường cúng bái, xin quẻ cầu mang lại may mắn, cầu tài cho gia đình. Du khách sẽ có cơ hội tham gia những lễ hội đặc sắc diễn ra hằng như lễ hội thay áo và tắm bà.

Thác Yangbay

Đi khoảng 45km nữa, du khách sẽ đến được thác Yangbay nằm lọt sâu trong rừng nguyên sinh màu mỡ và những dãy núi, ở độ cao 100m so với mực nước biển. Khi đến đây rồi thì bạn sẽ được tận hưởng không khí trong lành mát dịu của vùng bán đảo sơn địa, khung cảnh núi rừng, thác hòa quyện nhau với nhau. Sau đó ghé sang thác nhân tạo Yangkhang(Yangbay1) du khách sẽ tha hồ đằm mình trong thác nước trong, mát lạnh.

Rời thác Yangbay đến đảo Khỉ như một Hoa Quả Sơn với vài ngàn con khỉ. Ở đây, không chỉ có khỉ mà còn có đáy biển rất đẹp. Lặn sâu dưới đáy là những thủy cung : những đám hải quỳ như thảm hoa xao động, từng đàn cá đầy màu sắc bơi lượn trong những đám san hô, những đám san hô nở toe như những hoa hồng đại dương. Nhưng du khách nào “ghiền” độ cao sẽ leo lên những vách núi cheo leo để thử sức hay thám hiểm hang động sâu dưới hang nước. Du khách có thể đứng trên mỏm đá cao nhất của Hòn Chồng để ngắm cảnh biển, nhìn bầu trời xanh. Nhìn xa xa là Hòn Yến, cảng Cầu Đá, những hàng phi lao.

Đến thăm ngôi chùa Long Sơn hay còn gọi là chùa Phật Trắng tọa lạc dưới chân núi Trại Thủy-Nha Trang. Chùa được xây dựng cách đây hơn một trăm năm và bây giờ là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất ở Khánh Hòa  Tọa lạc trong một khuông viên rộng 44.5m, dài 72m. Bên cạnh chùa là Giảng đường của Trường Trung cấp Phật học Khánh Hòa và trụ sở của Giáo hội Phật giáo Khánh Hòa  Chính điện rộng 1.670 m², có một tượng Phật Tổ bằng đồng đang ngồi thuyết pháp, cao 1,6 m, nặng 700 kg. Chùa có bức tượng Kim Thân Phật Tổ (còn gọi là tượng Phật Trắng)được xếp vào sách kỷ lục Guiness Việt Nam : “Ngôi chùa có bức tượng Phật ngoài trời lớn nhất Việt Nam” tượng cao 21 m, đài sen làm đế cao 7 m. Xung quanh đài sen là chân dung bảy vị hòa thượng, đại đức đã tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật giáo của Ngô Đình Diệm.
Du khách không những được vui chơi, tham quan nhiều thắng cảnh đẹp mà đến đây còn được thưởng thức những món ăn đậm chất Nha Trang  Với món bánh canh không giống bất kỳ ở một địa phương nào hết, chất ngọt của cá ở nơi đây cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó quên cho những ai đến đây.
Suối Ba Li
Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, suối Ba Li nằm trên địa bàn 2 xã Cam Tân và Cam Hòa, huyện Cam Lâm (trước kia thuộc thị xã Cam Ranh).

Suối Ba Li bắt nguồn từ núi Chiến, là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)… đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh. Người dân địa phương gọi tên hồ này theo tên con suối gần nó nhất là hồ Ba Li. Đây là một trong những hồ chứa nước lớn của miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi có hồ chứa nước này, toàn bộ các suối trên đổ về sông rồi chảy vào đầm Thủy Triều, Cam Ranh.

Hồ Ba Li được xây dựng năm 1993 và hoàn tất năm 1997. Với diện tích lưu vực 59,4km2, đập cao 23,2m, hồ chứa 22,1 triệu m3 nước, cấp nước sinh hoạt cho 70.000 hộ dân và năng lực tưới tiêu theo thiết kế là 2.300 ha. Huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh là vùng bán sơn địa, trên địa bàn hầu như ít có sông suối nào chảy qua nên toàn bộ điều kiện tưới tiêu phụ thuộc vào hồ chứa nước, nguồn nước từ các suối đổ về.

Suối Ba Li là điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại và vẫn còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại…

Có nhiều đường đi đến suối Ba Li. Từ trung tâm TP.Nha Trang theo đường 23/10, đi thẳng Quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Cam Lâm, qua đường nhíp khoảng 1 km, có tấm bảng lớn chỉ đường vào Làng xã hội Cam Tân. Rẽ theo đường này đi khoảng 3km là đến suối Ba Li. Đường vào suối được láng nhựa, qua làng mạc, ruộng đồng, cảnh thôn quê đẹp, thanh bình, yên ả. Gần đến khu vực suối sẽ thấy hồ Ba Li. Không khí bắt đầu mát mẻ có lẽ do mặt thoáng của hồ rộng chăng? Từ đập tràn, mặt nước xanh mênh mông, lấp lánh, nhìn ngút mắt. Con đường chạy dài dọc theo hồ đi lên suối. Bên kia hồ là cánh rừng dày đặc, xanh um. Càng đi lên, không khí càng dịu. Vào địa điểm gửi xe máy, khách bắt đầu thả bộ xuống đập tràn, từ đây có nhiều con đường mòn rẽ nhánh lên suối. Đi theo những con đường mòn này vào rừng, chưa đến một cây số là có nơi để cắm trại.
Cái khác biệt của suối Ba Li so với nhiều suối khác đã đưa vào khai thác du lịch là dòng suối này có nhiều đường nhánh rẽ, do đó muốn qua bờ bên kia để cắm trại, khách phải lội qua các dòng nước này. Điểm đặc biệt nữa mà ở những nơi khác không thấy là ở đây có nhiều bãi cát (dạng bãi bồi) cho khách cắm trại, gần sát với mặt nước, tạo cho khách cảm giác giống như cắm trại bên bờ sông mà lại nghe tiếng nước đổ từ trên cao xuống.

Chọn một bãi cát bên kia suối, khách bắt đầu xắn quần lội qua. Tuy khoảng cách chỉ có 2m nhưng rất khó qua vì đá có nhiều rêu, dễ trơn trợt. Tuy nhiên, nước bên dưới không sâu lắm, chỉ đến quá đầu gối một chút. Chịu ướt thì qua cái một, còn không thì nhón nhén trên đá cho đồng đội kéo qua.
Bên kia “bãi bồi”, dưới một tán cây to, bóng nắng hầu như chỉ xuyên qua lốm đốm. Nắng nhẹ và nhạt nên không sợ “cháy” da. Trải tấm bạt, đội hậu cần bắt đầu chuẩn bị. Gà làm sẵn, lấy gia vị ra ướp. Một nhóm khác đi kiếm củi khô. Trong chốc lát một con gà được nằm trên giàn nướng. Bếp ga mini nấu nồi lẩu gà lá… me hái trong rừng. Đồ ăn nguội mang theo… Thế là có bữa trưa đơn giản mà ngon!
Ăn xong, du khách có thể nằm lơ mơ trên đá một chút, hoặc thơ thẩn đâu đó xong tắm suối, chơi trò chơi, hay thám hiểm rừng… Rừng ở đây có một loài hoa màu trắng nhỏ xíu, mọc thành từng vạt, lấp lánh trong nắng, rất đẹp! Thậm chí bạn chỉ cần nằm trên một tảng đá và ngắm mây trời, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim hót bên tai… cũng đã là một sự thư giãn tuyệt vời!
Hãy thử vui chơi suối Ba Li vào một ngày cuối tuần để tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng cho con người!
Hồ Tiên
Hồ và suối cùng nhau tạo thành một thắng cảnh nổi tiếng thu hút khách đến tham quan. Biết bao giai thoại đã có ở vùng hồ suối này.
Nhà thơ Đinh Phong đã cảm tác cảnh vật với huyền thoại tại đây như sau:
“Suối Tiên nước chảy lững lờ,
Tiên đi đâu để bàn cờ rêu phong?

Mây trôi ngày tháng theo dòng,

Bền gan đá vẫn ngày mong đêm chờ.

Chờ mong sắp sửa cuộc cờ.
Thú vui chung cả đôi bờ Bắc Nam.
Động tiên chưa bén gót phàm.
Hồ tiên sóng vẫn gợn chàm long lanh.
Cây cao hoa lá sum cành,
Ráng mây nỡ để nặng tình nhớ thương.”

Sở dĩ gọi bằng hồ Tiên vì nhân gian có lời truyền rằng ngày xửa ngày xưa tại nơi đây có tiên xuống tắm mát. Thực tế hồ có cảnh quan vừa trữ tình, vừa tuyệt mỹ cũng đáng gọi là hồ Tiên rồi, chẳng cần rõ ngày xưa kia có tiên xuống tắm thật hay không.

Nước hồ trông thấy tận đáy, có cát trắng phau. Chỉ cần nhìn thấy đã thích, không cần đợi tới việc bơi lội, vùng vẫy trên mặt nước.

Ở vùng hồ suối này còn có những điểm đặc biệt khác:
- Trên một tảng đá rộng lớn và bằng phẳng nữa nằm dưới nước nữa ở trên bờ, có in chữ “điền” và chữ “khẩu” Hán tự, nét đã mờ rêu. Chung quanh có một ít đá vụn vỡ hình tròn do mưa gió mài mòn. Người ta bảo rằng đây là bàn cờ Tiên.
- Ở suối phía trên, nhiều hòn đá chồng chất lên nhau tạo thành hang động, nhiều chỗ có thể dùng làm chỗ ngồi nghĩ chân, thư giãn. Chung quanh có nhiều cây rậm mát và hoa rừng toả mùi hương thoang thoảng dễ chịu. Người ta cũng nói rằng đây là động Tiên.
Vì đã có động Tiên, bàn cờ Tiên, hồ Tiên cho nên gọi con suoi đẹp mỹ miều kia là suối Tiên cũng phải.Có một giai thoại lí thú:

“Người ta nói rằng thuở xưa các tiên ông, tiên bà, tiên cô xuống chơi ở vùng này. Tiên ông ngồi đánh cờ, tiên bà ngoạn cảnh. Ai mỏi mệt thì vào động nghĩ ngơi.
Một hôm có một tiên ông vì quá chén ngủ quên trong hang động, lúc tỉnh dậy một mình đi xuống suối. Bất ngờ lúc ấy có nhiều tiên nữ đang tắm phía dưới.
Tiên ông khoái mắt, cũng như người trần tục, phá lên cười một cách thoả thích. Các tiên nữ giật mình hổ thẹn, vụt bay vút lên trời, bỏ lại cả xiêm y trên bờ hồ. Những xiêm y này biến thành mây ngũ sắc bay vờn trên các cây cổ thụ...” 

Còn một truyện khác cũng thường được nhắc đến trong các tour dã ngoại tới đây:

“Trong thời kì các tiên còn đến chơi vùng suối hồ này, có ông khổng lồ đến ngoạn cảnh. Ông bước chân lên những tảng đá đầy rong rêu, vì lơ đễnh nên bị trượt chân. Ông giật mình, chân bấm vào đá, tay bấu vào vách đá cho khỏi té ngã. Ông khổng lồ chống quá mạnh đến nỗi bàn tay lún vào đá, một khoảnh vách bị bể vỡ văng ra tận mé cửa biển Cù Lao, hóa thành hòn chồng Đực, hòn chồng Cái. Vì đó mà có dấu tay trên hòn đá chồng cho đến ngày nay. Còn chân ông bấu cũng mạnh quá, đến nỗi lưu dấu mãi mãi ở suối Tiên.”
Cụm thắng cảnh du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô
Cách Nha Trang khoảng 80km về hướng bắc là cụm du lịch liên hoàn Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô, một trong những thắng cảnh nghỉ ngơi đẹp nhất khu vực châu Á, vượt hẳn biển Phuket ở Thái Lan và có thể sánh với những thắng cảnh tuyệt vời trên thế giới. Đó là niềm tự hào và vinh hạnh cho du lịch nước ta được tổ chức du lịch thế giới đánh giá cao như thế.

Hấp dẫn danh thắng Đại Lãnh

Phong cảnh Đại Lãnh được liệt vào hàng danh thắng của đất nước từ thời vua Minh Mạng được chạm vào một trong cửu đỉnh ở Huế. Biển Đại Lãnh là bãi biển đẹp vào bậc nhất ở nước ta, trong số 3.000km bờ biển Việt Nam chỉ có bãi tắm Đại Lãnh là sạch và xanh nhất nước, do nơi đây còn nguyên sơ không bị ô nhiễm của công nghiệp, vì xa nơi dân cư. Bãi tắm Đại Lãnh cát trắng mịn màng, nước biển trong xanh, độ thoai thoải ra xa, có nhiều nguồn suối từ núi đổ xuống quanh năm, mát lạnh nằm ẩn mình trong rừng thùy dương, tạo khung cảnh thơ mộng mê hồn.
Từ hừng đông sáng, không khí Đại Lãnh tĩnh mịch, yên ả chỉ nghe tiếng hàng dương tấu nhạc, vi vu, tiếng sóng vỗ rì rào. Buổi trưa, biển đậm nét xanh rì, nắng chói chan, bầu trời như trải rộng. Buổi chiều, chuyển sang màu xanh nhạt, gió từ đại dương thổi vào mát dịu. Hoàng hôn buông xuống cảnh núi non, biển cả như hút hồn người khiến lữ khách phải xao xuyến. Đây là điểm tắm biển rất quyến rũ.
Vũng Rô kỳ tích
Toàn cảnh Vũng Rô có núi Đá Bia - Thạch Bi Sơn, là một nhánh của dãy Trường Sơn, núi Đá Bia nhô hẳn ra biển Đông, kéo dài tạo thành bán đảo che chắn gió cho Vũng Rô. Vì thế, cảng Vũng Rô có độ sâu 15 - 16m mà quanh năm sóng yên, biển lặng. Trước năm 1975, nơi đây từng là cảng tiếp tế hậu cần cho hàng loạt căn cứ quân sự kéo dài cả 20km. Chính Vũng Rô là bến cảng tiếp nhận vũ khí, đạn dược và phương tiện chiến đấu từ hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho chiến trường Quân khu 5. Nhiều tấn vũ khí, đạn dược, muối gạo, thuốc men đã bốc lên từ cảng Vũng Rô và vận chuyển đường này để đến tay các chiến sĩ giải phóng, cán bộ hoạt động bí mật trong các căn cứ cách mạng và đô thị miền Nam. Tại đây, còn xác con tàu không số từ miền Bắc chuyển vũ khí, đạn dược, lương thực vào tiếp tế bị lộ, nên các chiến sĩ ta đặt chất nổ đánh đắm tàu không cho địch cướp vũ khí.Đứng trước lưng chừng Đèo Cả phía Nam, du khách dừng chân phóng tầm mắt ra xa, nhìn toàn cảnh Vũng Rô hùng vĩ, núi Đá Bia uy nghi, những đảo xa, đảo gần tập kết tạo nên bức tranh hoành tráng đẹp cực kỳ với trời cao, biển rộng bao la để tưởng nhớ Vũng Rô - Thạch Bi Sơn đã bao phen chứng kiến những bước thăng trầm của lịch sử đất nước tạo nên những kỳ tích còn lưu dấu để hậu thế soi chung.

Đến Nha Trang - Phú Yên mà không đến cụm du lịch Vân Phong - Đại Lãnh - Vũng Rô là điều vô cùng thiếu sót. Du khách đến tắm biển một lần là nhớ đời và không quên hẹn sẽ tái ngộ lần sau.
Bãi biển Bình Ba
Bãi biển Bình Ba (xã Cam Bình - thị xã Cam Ranh) tuy không dài, rộng nhưng có những bãi cát mịn màng, đủ để níu chân những du khách yêu thích vẻ hoang sơ của biển. Du khách có thể ngồi trên những mỏm đá, lắng nghe tiếng sóng vỗ và ngắm mặt trời lặn…
Rời bến đò Cảng Ba Ngòi - Cam Ranh, Bình Ba đón bạn trong không khí nhộn nhịp của một bến tàu gần khu dân cư. Tuy nhiên, phía sau khu dân cư tấp nập lại là một không gian tĩnh lặng đến bất ngờ của những bãi biển.

Nơi tôi đặt chân đến đầu tiên là bãi Nồm. Bãi Nồm tuy không dài, rộng như những bãi biển lớn nhưng sự mịn màng của bãi cát trắng thoai thoải đủ để níu bạn dừng chân. Gió mát rười rượi, không gian yên tĩnh. Nước biển trong vắt, ôm lấy những mỏm đá nhiều kiểu dáng.

Ngồi trên những mỏm đá ấy, nghe tiếng sóng rì rào vọng vào vách núi bên cạnh, bạn sẽ cảm nhận được bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp của bãi Nồm. Dân địa phương cho biết, vào mùa hè, bãi Nồm trở thành bãi tắm của ngư dân trên đảo. Những đêm có trăng, phong cảnh đẹp hơn nhiều, du khách ở thị xã Cam Ranh qua đảo thường tụ tập ở đây ngắm biển đêm và sinh hoạt vui chơi đến tận sáng.
Rời bãi Nồm, men theo con đường mòn đầy cây và hoa dại, bạn sẽ đến bãi Chướng. Do cách xa nhà dân nên bãi Chướng còn rất hoang sơ. Bãi Chướng hấp dẫn du khách không phải bởi cát mịn như bãi Nồm, mà bởi những vỏ ốc ngũ sắc rất đẹp, bởi những khối đá nhấp nhô dưới ghềnh, tung bọt trắng xóa, những vách đá dựng đứng cùng một số hang động gợi trí tò mò.
Người thích mạo hiểm, có thể men theo sườn núi khám phá các di tích đã hoang phế như ụ đại pháo, lô cốt phòng thủ…, nguyên là khu vực đồn trú của quân Pháp trước đây, hay trèo lên những chóp đá cao ngắm sóng, thưởng thức vẻ đẹp của núi và biển lúc hoàng hôn, hoặc khám phá vẻ đẹp của san hô cùng nhiều loài sò, ốc, hến ngũ sắc sinh sống ở biển.
Bình Ba còn có nhiều bãi biển hoang sơ khác như: Bồ Đề, Nhà Hành, Cây Me, Hòn Cò…, nằm khuất giữa những eo núi và biển mà con người khó đặt chân tới. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ân - Phó Chủ tịch UBND xã đảo Cam Bình, trong tương lai, sẽ có một đường giao thông chạy quanh đảo, nối các bãi biển với nhau thành một vòng du lịch khép kín. Đây cũng là ý tưởng mà các nhà làm du lịch hướng tới sau nhiều lần đến đây khảo sát địa hình.
Ở đảo Bình Ba, người dân sống rất hiền hòa, thân thiện. Gần 700 hộ dân đều theo nghề biển, nuôi tôm hùm. Bình Ba  vốn nổi tiếng với đặc sản duy nhất là cháo tôm hùm. Buổi trưa, du khách có thể len lỏi qua các con đường nhỏ hẹp, đến thưởng thức món bánh canh, bánh cuốn nhân hải sản trong khu dân cư, hoặc uống cà phê và hát karaoke khi đêm xuống.
Ở đảo, không có quán ăn hay dịch vụ phòng nghỉ nên du khách cần nhớ mang theo hành trang khi dã ngoại. Bạn có thể thoải mái nhóm một đống lửa rồi nghỉ qua đêm ngoài trời tại bãi Nồm. Bạn cũng có thể dễ dàng nghỉ nhờ qua đêm ở nhà dân, bởi người Bình Ba rất hiếu khách. Đây cũng là cơ hội để bạn khám phá phong tục, tập quán của cư dân ở vùng đất giàu tiềm năng du lịch này

SUỐI BA LI


Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, suối Ba Li nằm trên địa bàn 2 xã Cam Tân và Cam Hòa, huyện Cam Lâm (trước kia thuộc thị xã Cam Ranh).


Suối Ba Li bắt nguồn từ núi Chiến, là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)… đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh. Người dân địa phương gọi tên hồ này theo tên con suối gần nó nhất là hồ Ba Li. Đây là một trong những hồ chứa nước lớn của miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi có hồ chứa nước này, toàn bộ các suối trên đổ về sông rồi chảy vào đầm Thủy Triều, Cam Ranh.

Hồ Ba Li được xây dựng năm 1993 và hoàn tất năm 1997. Với diện tích lưu vực 59,4km2, đập cao 23,2m, hồ chứa 22,1 triệu m3 nước, cấp nước sinh hoạt cho 70.000 hộ dân và năng lực tưới tiêu theo thiết kế là 2.300 ha. Huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh là vùng bán sơn địa, trên địa bàn hầu như ít có sông suối nào chảy qua nên toàn bộ điều kiện tưới tiêu phụ thuộc vào hồ chứa nước, nguồn nước từ các suối đổ về.

Suối Ba Li là điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại và vẫn còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại…
Có nhiều đường đi đến suối Ba Li. Từ trung tâm TP.Nha Trang theo đường 23/10, đi thẳng Quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Cam Lâm, qua đường nhíp khoảng 1 km, có tấm bảng lớn chỉ đường vào Làng xã hội Cam Tân. Rẽ theo đường này đi khoảng 3km là đến suối Ba Li. Đường vào suối được láng nhựa, qua làng mạc, ruộng đồng, cảnh thôn quê đẹp, thanh bình, yên ả. Gần đến khu vực suối sẽ thấy hồ Ba Li. Không khí bắt đầu mát mẻ có lẽ do mặt thoáng của hồ rộng chăng? Từ đập tràn, mặt nước xanh mênh mông, lấp lánh, nhìn ngút mắt. Con đường chạy dài dọc theo hồ đi lên suối. Bên kia hồ là cánh rừng dày đặc, xanh um. Càng đi lên, không khí càng dịu. Vào địa điểm gửi xe máy, khách bắt đầu thả bộ xuống đập tràn, từ đây có nhiều con đường mòn rẽ nhánh lên suối. Đi theo những con đường mòn này vào rừng, chưa đến một cây số là có nơi để cắm trại.
Cái khác biệt của suối Ba Li so với nhiều suối khác đã đưa vào khai thác du lịch là dòng suối này có nhiều đường nhánh rẽ, do đó muốn qua bờ bên kia để cắm trại, khách phải lội qua các dòng nước này. Điểm đặc biệt nữa mà ở những nơi khác không thấy là ở đây có nhiều bãi cát (dạng bãi bồi) cho khách cắm trại, gần sát với mặt nước, tạo cho khách cảm giác giống như cắm trại bên bờ sông mà lại nghe tiếng nước đổ từ trên cao xuống.
Chọn một bãi cát bên kia suối, khách bắt đầu xắn quần lội qua. Tuy khoảng cách chỉ có 2m nhưng rất khó qua vì đá có nhiều rêu, dễ trơn trợt. Tuy nhiên, nước bên dưới không sâu lắm, chỉ đến quá đầu gối một chút. Chịu ướt thì qua cái một, còn không thì nhón nhén trên đá cho đồng đội kéo qua.
Bên kia “bãi bồi”, dưới một tán cây to, bóng nắng hầu như chỉ xuyên qua lốm đốm. Nắng nhẹ và nhạt nên không sợ “cháy” da. Trải tấm bạt, đội hậu cần bắt đầu chuẩn bị. Gà làm sẵn, lấy gia vị ra ướp. Một nhóm khác đi kiếm củi khô. Trong chốc lát một con gà được nằm trên giàn nướng. Bếp ga mini nấu nồi lẩu gà lá… me hái trong rừng. Đồ ăn nguội mang theo… Thế là có bữa trưa đơn giản mà ngon!
Ăn xong, du khách có thể nằm lơ mơ trên đá một chút, hoặc thơ thẩn đâu đó xong tắm suối, chơi trò chơi, hay thám hiểm rừng… Rừng ở đây có một loài hoa màu trắng nhỏ xíu, mọc thành từng vạt, lấp lánh trong nắng, rất đẹp! Thậm chí bạn chỉ cần nằm trên một tảng đá và ngắm mây trời, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim hót bên tai… cũng đã là một sự thư giãn tuyệt vời!
Hãy thử vui chơi suối Ba Li vào một ngày cuối tuần để tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng cho con người!

CHỢ ĐẦM

Chợ Đầm nằm ngay trung tâm thành phố Nha Trang là một công trình kiến trúc đẹp, lớn và độc đáo. Đây là trung tâm thương mại ngày đêm sầm uất, chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng 7 mẫu Tây, ăn thông ra với cửa sông Cái (sông Nha Trang)  dưới cầu Hà Ra. Vì vậy chợ mới có tên là chợ Đầm.
Năm 1961, Ty Kiến Thiết Khánh Hòa thiết lập đồ án đại cương về quy hoạch và xây dựng chợ Đầm mới do kiến trúc sư Lê Kim Anh thiết kế, trong đó có dự án lấp nửa đầm, xây trên đó một khu chợ tròn, kinh phí dự tính lúc đó là 22 triệu đồng. Đến 1964 kiến trúc sư Lê Quý Phong lại lập một đề án khác, trong đó thiết kế một ngôi chợ tròn mái xếp có nhánh hình vòng cung. Đồ án này là cơ sở căn bản cho ngôi chợ ngày nay. Hai đồ án chưa kịp thực hiện thì đêm 16/08/1968, một trận hỏa hoạn lớn khủng khiếp xảy ra, thiêu hủy 126 ngôi nhà ở đường Nguyễn Thái Học nên việc xây dựng khu chung cư và khu chợ hết sức bức thiết với tổng kinh phí cho dự án lên đến 621.800.000 đồng.
22/12/1969 được coi là ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng khu Đầm trên cơ sở đồ án của kiến trúc sư Lê Quý Phong và các kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Diệp, Nguyễn Xuân Phương đã thiết kế khu chợ Đầm ngày nay với một số đặc điểm : chợ tròn, mái xếp tròn hình chữ V, tầng lầu hình vành khăn có 3 cầu thang rộng, nền cao bảo đảm trong mùa mưa lũ.
Đoàn thiết kế 2 chung cư “A” và “B” do kiến trúc sư Trần Tiêu Chuẩn thực hiện, gồm những hạng mục sau :  mỗi cao ốc bao gồm : 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Tầng trệt cao 1,6m dành cho buôn bán và cửa hàng, tầng lầu cao 2,8m làm các căn hộ chung cư, 2 cao ốc xoay mặt cong về phía đường, 2 phía sau cao ốc đối diện nhau, ở giữa có một khoảng trống rộng 6m để đón gió. Công trình được khởi công xây dựng vào 21/11/1969 và hoàn tất ngày 14/10/1972. Toàn bộ khu chợ Đầm hoàn tất và đưa vào sử dụng 1974. Năm 1975 do chiến tranh một số lính chế độ cũ chạy từ Tây Nguyên về làm hư hại rất lớn. Sau giải phóng Viện Thiết Kế của Sở Xây dựng sửa chữa toàn bộ khu chợ và 1978 chính thức khai trương cửa hàng bách hóa cho đến nay.

CHÙA LONG SƠN


Ai về viếng cảnh Khánh Hoà
Long Sơn nên ghé tháp Bà đừng quên
Kim than Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời
Long Sơn Tự (LST) toạo lạc tại làng Phước Hải nay thuộc phường Phương Sơn thành phố Nha Trang. Lúc xe của chúng ta đi vào thành phố Nha Trang ngày hôm qua , hướng dẫn đã chỉ cho du khách thấy nơi tọa lạc Loang Sơn Tự và tượng Kim Thân Phật Tổ màu trắngta5i đường 23 tháng 10 dưới chân hòn Trại Thủy . ở Nha Trang có trên dưới 20 chùa nhưng LST là chùa có quy mô lớn nhất và nằm ở vị trí thuận tiện cho du khách và phật tử đến chime bái. mời quý khách xuống xe tập trung trong sân chùa để hướng dẫn đưa quý khách vào tham quan.
Chùa được khai sơn năm 1889 với tên gọi ban đầu là “Đằng Long Tự”, vị sổ khai sơn chùa là đức hòa thượng Ngộ Trí , tên thật là Nguyễn Văn Tám Nghi người ở Phú Yên. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất dựng trên Hòn Trại Thủy  địa điểm như quý khách thấy hiện nay.
Hòa Thượng Ngộ Trí đi tu từ nhỏ , đại bi đại đức được các tín đồ sung kính và đi theo rất đông. Ông còn là một thầy lang chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho dân, có nghề mộc và nghề chạm trổ. Cùng với các tín đồ ông dựng lên một ngôi chùa  một căn hai trái  (tức Đông Liêu và Tây Liêu) đủ rộng cho 20 – 50 phật tử làm lễ cùng lúc, lợp ngói âm dương và đổi tên chùa từ Đằ Long Tự thành LST, chính tay hòa thượng làm một cái mõ hình cá chép, bảng hiệu LST – Duy Tân giáp dần cho chùa và tạc ba pho tượng (Tam Thánh): Thích Ca, Phổ Hiền, Đại Thê Trí (Văn thù). Hoa thượng viên tịch  cách đây hơn sáu mươi năm tín đồ cho xây tháp thờ tạc long vị khai sơn chùa tại hậu tổ chùa  ở phía Tây Nam cách chùa 1000m, chùa được nhận sắc phong “Sắc Tứ Long  Sơn Tự”.
Năm 1940 Nha Trang bắt đầu được mở rộng với quy mô một thị xã, vẻ hoang dã, u tịch của Hòn Trại Thủy dần dần bị biến mất dưới ánh đèn của những dãy phố mới đươc xây cất. Dân di cư vào Nha Trang ngày càng đông chủ yếu là các tín đồ đạo Phật . Chính vì vậy LST được xây dựng lại bằng kiến trúc và vật liệu mới như: xi măng, cốt thép và gạch. vẫn lợp ngói âm dương và mang đầy đủ dáng dấp vẻ đẹp điển hình của một ngôi chùa kiể  Á Đông. Chính điện được mở  nhiều lần đủ cho hang trăm tín đồ làm lễ cùng lúc. Chùa có đủ tiền đường, hậu sành, nhà tăng, phòng khách, nhà bếp…
Trong quá trình xây dựng chùa không thể không kể đến công sức đóng góp của các cụ Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Quyền, lúc đó cụ Quyền và cụ Khoa là Hội Trưởng và Hội Phó Hội Phật Giáo Thống Nhất tỉnh Khánh Hoà. Cũng như hoàng thân Xuphanuvong là kỷ sư công chánh lúc bấy giờ nguyên là chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, cụ Khoa về sau là phó chủ tịch quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cùng lúc với việc đại trùng tu, một tượng Phật Thích Ca  Mâu Ni bằng đồng nặng 700kg cao 1m6  đã được đúc, cho đến nay đó là bức tượng chính và quý  nhất LST được đặt tại vị trí quan trọng nhất điện thờ, sau bức tượng là chiếc gương điện luôn tỏa sang ngày đêm tượng trưng cho hào quang của Phật.
Năm 1963 Thích Ca Phật Đài (TCPĐ) với tượng Phật Thích Ca được xây dựng trên đỉnh Hòn Trại Thủy cao 39m so với mực nước biển, bằng xi măng cốt thép, do kỹ sư Phúc Điền phụ trách cùng với sự đóng góp của trường Bồ Đè và hang nước mắm Liên Thành cùng với các tín đồ Phật Tử xa gần. đây thực sự là tượng đài đánh dấu sự đấu tranh thắng lợi chống sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm của Hội Phật Giáo Miền Trung, dưới chân đế của TCPĐ là hình ảnh các vị tăng, ni đã tự thiêu như là một hình tượng cuối cùng để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo của chính quyền ngô, một triệu bao xi măng đã được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc này. Tượng quay mặt về hướng Đông cao 18,5m, tòa sen hình bát giác cao 7m, than tượng cao 11,5m, rộng 6m, từ đỉnh tượng đến sân trước của chùa độ cao chênh lệch đến 50m, du khách sẽ leo lên lên 150 bậc thang để lên thăm khu Kim Thân Phật Tổ. ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1971, nhìn chung chùa vẫn tọa lạc tại vị trí củ, kiến trúc cơ bàn của chùa vẫn không thay đổi song tiền sảnh được mở rộng gấp nhiều lầnd9u3 chổ cho 500 người làm lễ. Phối cảnh trước chùa và xung quanh hầu như bị thay đổi hoàn toàn, hiện nay LST  là trụ sở của Hội Phật Giáo Miền Trung, Hội Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, là nơi tuyên truyền, cổ động và truyền bá Phật Giáo, đào tạo các tăng lữ. Sau mỗi kỳ đại trùng tu, sinh hoạt và truyền bá đạo Phật ở Khánh Hòa lại càng phồn thịnh thêm, đạo Phật ăn sâu vào gốc rễ của mỗi gia đình người dân Nha Trang, có đến 70% dân số Nha Trang là tín đồ Đạo Phật.
       Quý khách đến Nha Trang không thễ không viếng thăm LST bởi lẽ đây không chỉ là chùa trung tâm mà còn là chính đường đạo Phật ở Khánh Hòa mà vì đây còn là điểm cao nhất , một thắng cảnh của thành phố biển. tuy nằm ngay bên cạnh QL1A nhưng trước chùa vẫn giữ được vẻ huyền bí cao siêu  bởi những hang bồ đề cổ thụ tỏa bóng mát sum suê, những vườn hoa cây cảnh, những vườn cây ăn trái được tạo dáng sơn thủy hữu tình, hướng dẫn sẽ dành 40 phút để quý khách vào viếng chùa sau đó đoàn chúng ta sẽ di chuyển đến Chợ Đầm. 

CHÙA HANG - GIẾNG PHẬT

CHÙA HANG
Trong các cuốn cẩm nang du lịch, du khách sẽ không tìm thấy tên của chùa Hang (TP.Nha Trang). Nhưng, có thử một lần tận mắt ngắm nhìn từng tảng đá khóm hoa, và tận tai nghe kể về những câu chuyện kỳ ảo của ngôi chùa này từ ngày khai sơn lập tự đến nay, du khách mới thấy ra đây quả là một chốn thiền môn huyền diệu của xứ trầm hương.
Đi theo con đường chạy bọc phía sau lưng Tháp Bà, sừng sững trên triền núi xanh, chùa Hải Ấn nổi bật lên với tường màu vàng nhạt và những vòm mái cong cong màu đỏ. Dân quanh vùng cũng thường gọi bằng hai tiếng thân quen đầy cung kính: Chùa Hang. Trong chùa có một cái hang ăn sâu lên trên đỉnh núi, dân kể rằng xưa đó là một "hổ huyệt". Trong chiến tranh chống Mỹ, quân đội Đại Hàn đến chiếm đóng đã san bít đường từ hang lên đỉnh núi. Vào năm 1968, ni sư Chánh Lượng đến đây lập một am thờ Phật ngay trong hang, ở suốt trong hai năm liền, "nhất bộ nhất bái" (mỗi bước một lạy) trì kinh Pháp Hoa để cầu nguyện được lập nên một ngôi chùa. Chùa được xây phía bên ngoài cạnh hang động, đến năm 1971 thì hoàn thành.
Hang động nay vẫn còn đó, nép bên chánh điện nguy nga, hai bên cửa hang có bộ tượng "Khuyến Thiện - Trừng Ác" trấn giữ, vào bên trong hang không khí khác hẳn, im ắng, chừng như nghe được tiếng thì thầm của những tảng đá trắng nhám sần sùi vô tri. Trong hang nay có thờ những tượng Phật, Bồ Tát, và tổ khai sơn. Từ khi ni sư khai sơn viên tịch, chùa vẫn được tu bổ xây dựng thêm rất nhiều công trình tạo nên một chốn thiền môn đầy hoa sắc, rộng rãi hơn, tráng lệ hơn...

GIẾNG PHẬT
Đặc biệt là giếng nước trong chùa. Giếng nằm bên ngoài phía trước dãy nhà trù, trên một tảng đá xanh rì. Xưa, ni sư khai sơn đã cho đào thử nhiều giếng nước, nhưng nước bị nhiễm mặn nên không sử dụng được như tất cả các giếng nước quanh vùng vì ở gần cửa biển. Không đầu hàng, ni sư phát nguyện trì kinh "Ngũ Bách Danh" (năm danh hiệu Phật, cứ mỗi lần xưng tán một danh hiệu Phật thì phải đành lễ một lạy), để cầu tìm nguồn nước ngọt cho chùa, cũng như cho dân trong vùng.
Rồi ngày nọ, ni sư đã chỉ cho đám thợ khoan giếng địa điểm để lấy nguồn nước: Ngay bên trên tảng đá khổng lồ. Ban đầu, thợ khoan giếng không dám nhận công việc này, vì họ sợ làm hao tài tốn của nhà chùa mà sẽ không được gì, nhưng sự quả quyết của ni sư đã thuyết phục được họ, vậy là họ khoan xuống tảng đá xanh cứng. Thật kỳ diệu, khoan sâu xuống lòng đá hơn mười mét thì gặp trúng mạch nước ngọt mát lạnh và trong vắt. Giếng nước ngọt được tìm thấy, nguồn nước tràn trề quanh năm, người dân quanh khu vực ngày đêm quẩy gánh xách thùng đến xin nước về dùng từ đó đến nay, và dân chúng nghiêng mình cung kính gọi đó là giếng Phật.
Ni sư trụ trì chùa hiện nay đang có dự định xây dựng những dãy bậc cáp tận phía trên đỉnh núi cho hợp với nghĩa "du sơn", cả ngọn núi phía sau lưng chùa sẽ mọc lên những tượng đài, gác chuông... tạo nên một cảnh quan kỳ thú... 

NHA TRANG NHỮNG MỐC LỊCH SỬ

So với lịch sử mở đất hơn 350 năm của Khánh Hòa, Nha Trang vẫn là vùng đất non trẻ. Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang là khu vực hoang vu nhiều thú dữ thuộc phủ Diên Khánh. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng.
Tới năm 1924,
Nha Trang trở thành một thị trấn được nâng lên từ các làng cổ Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Bưu điện… đều được đặt tại Nha Trang, tuy nhiên, các cơ quan Nam triều vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam và nằm trên đường Thiên lý Bắc - Nam).
Năm 1937
Nha Trang được nâng lên thị xã.
Ngày 27/1/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia
Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Năm 1970, thị xã
Nha Trang được tái lập, đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, gồm 2 quận: quận 1 và quận 2.
Năm 1971, thị xã
Nha Trang được chia thành 11 khu phố, trong đó, quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến tháng 8/1972, các khu phố này được đổi thành phường.
Ngày 2/4/1975,
Nha Trang hoàn toàn giải phóng.
Tháng 9/1975, quận 1 và quận 2 được hợp nhất thành thị xã
Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã
Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang  Năm 1978, thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1/7/1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ,
Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22/4/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận
Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thành phố
Nha Trang là đô thị loại 1. 

HÒN TRE


Hòn Lớn là đảo lớn nhất còn gọi là Hòn Tre mặc dù trên đảo không có cây tre nào. Hòn Tre có bãi Trũ cát trắng mịn, nước trong xanh, nhiều người cho là bãi cát đẹp nhất Nha Trang vì nó vắng vẻ và mang nét hoang sơ. Bãi Rạn gần đó ngay bãi có một cái hang mang tên rùng rợn : “Hang Đầu Lâu”. Hang này được cánh thợ lặn sử dụng như một căn nhà để ăn uống, nghỉ ngơi, chỉ ghé được bãi Trũ vào mùa hè, gió mùa Đông Bắc sóng lớn, biển động thường xuyên.

NON NƯỚC KHÁNH KHÒA


Khánh Hoà (KH) nằm ở phần cong vươn xa nhất ra biển Đông.Mũi Đại Lãnh cùng với Tp Nha Trang và mũi Kê Gà ( BT) là 3 nơi ngắm bình minh sớm nhất VN. Tỉnh có diện tích 6.626 km2, tỉnh lỵ là Tp biển Nha Trang và các huyện thị: Tx.Cam Ranh,.Vạn Ninh,Ninh Hoà, Khánh Vĩnh, Diên Khánh,Khánh Sơn,Cam Lâm và huyện đảo Trường Sa (1 số đảo của nó bị Trung Quốc, Đài Loan, Philippin, Malaisia chiếm đóng).Phía bắc giáp Phú Yên,tây giáp Đăk Lăk,Lâm Đồng;nam giáp Ninh Thuận và phía đông giáp biển. KH có 6 đầm và vịnh lớn, đó là Đại Lãnh, vịnh Vân Phong, Hòn Khói, vịnh Nha Phu, vịnh Nha Trang (Cù Huân) và vịnh Cam Ranh- được xem là cảng biển có điều kiện tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á..
*Lịch sử:
Ở Hòn Tre, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc. Với việc phát hiện ra bộ đàn đá Khánh Sơn vào năm 1979 trong địa bàn cư trú của tộc người Raglai, cho thấy chủ nhân của bộ đàn đá này đã sinh sống ở đây khoảng giữa thiên niên kỷ I trước Công nguyên.

Sang thời đại đồ sắt, các di chỉ đã phát hiện của nền văn hóa Xóm Cồn (Ba Ngòi, Cam Ranh) cho phép khẳng định nền văn hóa thời đại đồ sắt ở 
Khánh Hoà  có niên đại khoảng gần 4000 năm sớm hơn văn hóa Sa Huỳnh.Nằm trong địa bàn phân bố của văn hóa Sa Huỳnh, Khánh Hoà có nhiều di chỉ khảo cổ học về nền văn hóa này như: Diên Sơn (huyện Diên Khánh), Bình Tân, Hòn Tre (Nha Trang), Ninh Thân (huyện Ninh Hòa).

KH trong thời Chăm Pa là tiểu vương quốc Kauthara nơi sinh sống của bộ tộc Cau - một trong hai thị tộc chính của vương quốc Chăm pa xưa. Khu tháp thờ Bà mẹ xứ sở Ponagar (
Nha Trang) đến nay vẫn còn, là nơi thể hiện một phong cách kiến trúc tháp Chàm hoàn hảo và hùng tráng nhất. Ngoài Tháp Bà Nha Trang), ở KH còn có nhiều di tích văn hóa Chămpa như: Bia Võ Cạnh có niên đại khoảng cuối thế kỷ thứ 2 đầu thế kỷ thứ 3, là tấm bia cổ vào bậc nhất Việt Nam và khu Đông Nam Á, Thành Hời, miếu Ông Thạch, Am Chúa,...

Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga (tiếng Chăm Cổ). Tiểu quốc này gồm hai xứ là Panduranga (ngày nay là Phan Rang, Phan Thiết) và Kauthara (tức 
Khánh Hoà ngày nay). Đối địch với Tiểu quốc Nam Chăm là Tiểu quốc Bắc Chăm ở khu vực thuộc Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định ngày nay.

Sau đó, trải qua nhiều thế kỷ nội chiến liên miên, vương quốc Chăm Pa được thành lập trên cơ sở sự thống nhất của hai xứ Nam Chăm và Bắc Chăm. Đến thế kỷ thứ 8, dưới sự ra đời của vương triều Panduranga (Hoàn Vương Quốc), vùng Kauthara phát triển đến mức cực thịnh chỉ sau kinh đô với những khu đền tháp to lớn và linh thiêng mà tiêu biểu là ngôi đền thánh Ponagar thờ vị nữ thần mẹ xứ sở Yang Pô Y Na Gar.
Năm1653, vua Chăm là Bà Tấm sai quân quấy nhiễu, giết dân Việt ở Phú Yên, xứ Đàng Trong của Chúa Hiền Nguyễn Phúc Tần. Chúa sai cai cơ Hùng Lộc đem quân vào chống giữ, nhân đêm tối đốt thành và tiến đánh đến tận sông Phiên Lang (Phan Rang). Thất bại nặng nề, vua Chăm sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên. Chúa chấp thuận và đặt dinh Thái Khang chia làm 2 phủ Thái Khang và Diên Ninh gồm 5 huyện là Phước Diên, Hoa Châu, Vĩnh Xương, Tân Định và Quảng Phước đều giao cho Hùng Lộc trấn giữ. Từ đó, vùng đất này đã trở thành một bộ phận của lãnh thổ Việt Nam cho đến ngày nay.
Vào năm 1690, phủ Thái Khang được đổi thành phủ Bình Khang và vào năm 1742, phủ Diên Ninh được đổi thành phủ Diên Khánh.Vào năm 1771, Tây Sơn dấy nghĩa binh đánh Chúa Nguyễn. Chỉ ba năm sau, Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định. Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận.
Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng trên..

Đến tháng 7 năm 1793, Định Vương Nguyễn Phúc Ánh thân chinh thống lĩnh đại binh thủy, bộ từ Gia Định kéo ra
Nha Trang. Từ Nha Trang tấn công lên Diên Khánh. Quân Tây Sơn không cầm cự nổi phải bỏ Diên Khánh và Bình Khang.

Vào năm 1802, Vua Gia Long lên ngôi, Dinh Bình Khang lại được đổi tên thành Trấn Bình Hòa, phủ Bình Khang được đổi thành phủ Bình Hòa. Sau đó, phải đến năm 1831 thì trấn Bình Hòa mới được đổi tên thành 
Khánh Hoà như ngày nay.

Năm 1884, triều đình nhà Nguyễn kí kết hiệp ước Patenotre với thực dân Pháp. Ngày 13 tháng 7 năm 1885, vua Hàm Nghi ban chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân và sĩ phu cả nước chống thực dân Pháp, giúp vua cứu nước.

Hưởng ứng lời kêu gọi đó, vào ngày 14 tháng 12 năm 1885 nghĩa quân KH do Trịnh Phong lãnh đạo cùng với sự hỗ trợ của văn thân Phú Yên do Bùi Đáng chỉ huy đã tiến công và chiếm tỉnh KH. Bộ phận quan lại ở đây nhanh chóng giao thành cho nghĩa quân.Từ cuối tháng 3 năm 1886, nghĩa quân đã ráo riết hoàn tất các công tác chuẩn bị phòng thủ các đường thủy bộ, chờ đợi các cuộc tấn công trên quy mô lớn của người Pháp.
Đầu năm 1886, quân Pháp đổ bộ lên Nha Trang, nghĩa binh do Trịnh Phong lãnh đạo chặn đánh địch quyết liệt.Sau đó các lãnh tụ như Trịnh Phong, Trần Đường, Nguyễn Khanh đều bị giết chết. Phong trào Cần Vương ở KH chấm dứt.Trong thời Pháp và triều Nguyễn, tỉnh lỵ được đóng tại thành Diên Khánh, nhưng được chuyển đến thị xã Nha Trang vào năm 1945.

Năm 1941, Nhật đem quân đến đóng tại Nha Trang.19-8-1945, Việt Nam độc lập đồng minh hội (Việt Minh) cướp chính quyền từ tay Nhật.Nhưng chỉ được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh lấy lại KH.

Năm 1955, dưới thời Việt Nam Cộng Hòa, KH cũng được tổ chức lại trên mọi phương diện. Các phủ huyện đổi thành quận. Các làng đổi thành xã.Tháng 5 năm 1959, hai tổng Krang Ying và Krang Hinh thuộc tỉnh Đăk Lăk được sát nhập vào tỉnh 
Khánh Hoà và lập thành quận Khánh Dương.

Tháng 4 năm 1960, 12 thôn Thượng thuộc quận Cam Lâm được trích ra khỏi 
Khánh Hoà để nhập vào quận Du Long tỉnh Ninh Thuận.Tháng 10 năm 1965, một phần đất quận Cam Lâm ở phía Nam bị cắt để thiết lập Thị Xã Cam Ranh.

Ngày 1,2,3 tháng 4 năm 1975 Ninh Hòa, Nha Trang và Cam Ranh lần lượt được giải phóng. Năm 1975 ,hợp nhất hai tỉnh Phú Yên và 
Khánh Hoà thành tỉnh Phú Khánh. Năm 1977, Tx. Nha Trang được nâng cấp thành Tp.Nha Trang.Quốc hội quyết định quần đảo Trường Sa thuộc tỉnh Phú Khánh vào năm 1982. Năm 1989, chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh Phú Yên và KH.

Tỉnh có nhiều danh lam thắng cảnh nhờ có bờ biển dài, khí hậu ôn hòa và nhiều di tích lịch sử của vương quốc Champa: Tháp Bà Ponagar,. Thành Hời ,miếu Ông Thạch ,Am Chúa ,Bia Võ Cạnh ,Vịnh
Nha Trang (một trong 29 vịnh biển đẹp nhất thế giới); Hòn Nội (Đảo Yến) ,Hòn Miễu (Thuỷ cung Trí Nguyên) ,Hòn Tre (Vinperl land) ,Hòn Tằm, Hòn Mun (Khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam) ,Hòn Lao (Đảo Khỉ), Hòn Thị (Suối Hoa Lan) , biển Nha Trang ,biệt thự Bảo Đại ,chùaLong Sơn ,tượng Kim Thân Phật Tổ. Suối khoáng Tháp Bà,Viện Hải dương học Nha Trang, Thành cổ Diên Khánh,Vịnh Vân Phong ,Vịnh Cam Ranh ,Suối nước nóng Dục Mỹ (Ninh Hòa) ,Đầm Nha Phu ,Thác Yangbay, Dốc Lết,Khu tưởng niệm bác sĩ Alexandre Yersin, Mộ Yersin (Suối Dầu) .