Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn tournhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tournhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

DU LỊCH NHA TRANG CITY TOUR NHA TRANG 4

Mã tour: ĐHVSG-City Tour NT4
Thời gian: 1 ngày
Giá tour: 768.000đ/Khách 
Khởi hành: Hằng ngày
Phương tiện: Xe đời mới 4 – 7 chỗ
Liên hệ: 083.5110854
Hotline: 0919 80 77 33
Quý Khách sẽ vui chơi thoải mái tại khu du lịch 5 sao Vinpearl Land (Hòn Ngọc Việt) - đẳng cấp quốc tế, đi cáp treo qua biển dài 3km. chơi các trò chơi cảm giác mạnh như lướt ván, xe điện đụng….xem nhạc nước – một loại hình nghệ thuật đặc biệt kết hợp của ánh sáng- âm thanh và nước. tắm biển và tắm hồ bơi lớn nhất Đông Nam Á. Đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của Dong Hanh Viet Saigon Travel  luôn chăm sóc Quý Khách tận tình và là làm hài lòng Quý Khách bất cứ yêu cầu nào nhỏ nhất.

CITY TOUR NHA TRANG 4
Tour Nha Trang Vinpearl land – TT Suối Khoáng Nóng  Tháp Bà
Thời gian: 1 Ngày – Phương Tiện: Xe du lịch

08h00:  Xe và Hướng Dẫn Viên Dong Hanh Viet Saigon Travel đón Quý Khách tại khách sạn. Khởi hành ra bến cáp treo Vinpearlland – một trong những cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Vào Khu Du Lịch Vinpearlland, quý khách tự do tham gia các trò chơi:
1. Trò chơi Cảm Giác Mạnh:
- Đu quay nhào lộn (Quay liên tục trong 15' từ thấp lên cao, khi ở độ cao 50m Quý Du Khách sẽ có cảm giác mọi vật xung quanh đều rất nhỏ bé, Quý Khách có thể ngắm toàn cảnh Bán Đảo Hòn Tre).
- Tàu Lượn siêu tốc: Với tốc độ cao uốn lượn qua nhiều vòng xoáy khác nhau, lúc thì lên trời, lúc thì xuống mặt đất, Quý Khách thật sự cảm nhận được cảm giác mạnh.
- Đu quay dây văng: Khi cưỡi lên những chú ngựa với tốc độ quay cao, cứ mỗi lần sợi dây văng ra, Quý Khách cảm thấy như bị thoát khỏi lực hút của trái đất để bay vào vũ trụ.
- Trượt thác: Để tham gia trờ chơi này, Quý Khách phải mặc áo mưa, sau đó ngồi vào những chiếc xuồng hơi từ độ cao 50m (đỉnh thác) tuột xuống chân thác, khi chạm mặt nước sẽ văng lên tạo thành những bọt nước trắng xoá.
- Trò chơi Búa Đập: Sau khi ngồi vào ghế, thắt dây an toàn, các bạn sẽ được đưa lên độ cao 50m sau đó thả rơi tự do, không cần nói thì ai cũng hiểu cảm giác như thế nào.
2.  Trò chơi Cảm Giác Nhẹ: Cưởi Bò Tót, Xe điện đụng, xem phim 4D, Thuỷ Cung, Trò chơi điện tử....
 12h00: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng trên Khu Du Lịch Vinpearland và nghỉ ngơi. Tiếp tục tham gia các trò chơi trong Khu Du Lịch: Trò chơi ảo Vườn cổ tích, Xe đụng,Thiên đường trẻ em.
14h00:  Đoàn lên cáp treo, quay về đất liền, xe đón đoàn đi tham quan mua sắm tại Chợ Đầm (hoặc Chợ Xóm Mới)
17h00:  Quý Khách dùng đặc sản Nha Trang (Nem Nướng Ninh Hoà hoặc Bò Né Nha Trang  tại những nhà hàng nổi tiếng nhất ở Nha Trang  Xe đưa đoàn về khách sạn, kết thúc chương trình tham quan, chia tay Quý Khách và hẹn ngày gặp lại
14h00:  Tàu đưa Quý khách tham quan Khu du lịch suối khoáng Tháp Bà với dịch vụ “Ôn tuyền thủy liệu pháp” , Ngâm nước khoáng nóng, Tắm bùn khoáng (vé tự túc). Trên đường về, tàu đưa Quý khách ngắm toàn cảnh Thành Phố Biển Nha Trang từ sông Cái – Nha Trang. Sau đó, đi Chợ Đầm để Quý Khách mua đặc sản về làm quà cho người thân, đoàn về Nha Trang đi thưởng thức món đặc sản Nem Ninh Hòa. Xe đưa đoàn về khách sạn, kết thúc chương trình tham quan chia tay và hẹn ngày gặp lại.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 768.000 VND/Khách

GIÁ BAO GỒM
Xe ôtô máy lạnh tham quan theo chương trình,
02 bữa ăn chính (ăn trưa, ăn chiều: 80.000 – 90.000 VND/khách/bữa),
Hướng dẫn viên “thổ địa” nhiệt tình chu đáo,
Nước khoáng 02 chai Aquafinal/người/ngày tham quan,
Phí tham quan theo chương trình và phí phục vụ,
Bảo hiểm tai nạn du lịch: theo tiêu chuẩn Việt Nam, mức bồi thường tối đa 30.000.000 VNĐ/01 vụ việc,
Giá trên không áp dụng cho các ngày lễ, tết và cận lễ, cận tết.

GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Chi phí cá nhân, mua sắm, ăn uống ngoài chương trình,
Thuế Giá trị gia tăng (VAT).

GIÁ DÀNH CHO TRẺ EM
Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí, ăn uống bố mẹ tự lo cho bé, 
Trẻ em từ 05 - 10 tuổi: Giá tour bằng ½ giá người lớn,
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Giá tour như người lớn.

PHỤ THU
Mùa lễ, tết: Giáng sinh và Tết Tây (18/12 – 9/1), Tết Ta (2/2 – 6/2), ngày Thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động (30/4 – 1/5), ngày Giỗ tổ (12/4), ngày Quốc khánh (2/9), phụ thu 20% mức giá của bảng giá trên.

LƯU Ý
1. Giá trên chưa bao gồm thuế VAT, phí sân bay, phí xuất vé và các dịch vụ bổ sung. Do đặc điểm chung của ngành hàng không nên không thể có một bảng giá cố định. Hãy gọi cho chúng tôi sớm nhất để biết mức giá mới nhất và đặt vé trước
2. Chương trình có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết nhưng vẫn đảm bảo các tuyến điểm tham quan như đã trình bày.

TRƯỜNG HỢP HỦY DỊCH VỤ VÀ GIẢM KHÁCH
Huỷ dịch vụ, giảm khách: Việc huỷ dịch vụ hay giảm số lượng khách được quy định như sau:
Mùa thấp điểm (1/5 đến 30/9):
Trước 7 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 3 ngày đến 7 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 3 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa cao điểm (1/10 đến 30/4):
Trước 30 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 21 ngày đến 30 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 21 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa lễ - tết (18/12 – 9/1, 2/2 – 6/2, 12/4, 30/4, 1/5 và 2/9):
Trước 60 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 45 ngày đến 60 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 45 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Đối với vé máy bay việc hủy hoặc giảm số lượng khách khách: Mức phí theo quy định của hãng hàng không.

THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện như sau:
• Đặt cọc: 70% giá trị tour ngay khi ký kết hợp đồng du lịch.
• Thanh toán phần còn lại: 30% giá trị tour còn lại phải được thanh toán chậm nhất 3 ngày sau ngày khởi hành.

CAM KẾT
Dong Hanh Viet Saigon Travel cam kết thực hiện đúng chương trình, tiêu chuẩn dịch vụ (xe, ăn uống,điểm tham quan) nếu Quý Khách không hài lòng bất cứ dịch vụ nào Công Ty hoàn trả cho Quý Khách 100% tiền tour.

QUY TRÌNH ĐẶT TOUR
Quý Khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại Hotline: 0919 80 77 33 và cung cấp cho Công Ty chúng tôi địa chỉ email của Quý Khách, chúng tôi sẽ gởi cho Quý Khách chương trình tour, lịch khởi hành. Sau đó Công Ty sẽ cử nhân viên đến tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách liên quan đến chương trình du lịch. Nếu Quý Khách hài lòng Công Ty sẽ ký kết hợp đồng với Quý Khách và thực hiện tour đúng theo yêu cầu của Quý Khách.


Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể giao vé cho quý khách
 

Travel with a local guide

 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN - TRAO TRỌN NIỀM TIN

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

GÀ CHỈ CAM RANH

Gà "chỉ" Cam Ranh-nét đặc trưng ẩm thực mới cho dân sành ăn
Cũng giống như cái tên quán " chè hé" ở đường 3/2 Đà Lạt- nghĩa là cái quán này bán chè cánh cửa lúc nào cũng mở he hé, không đưa bảng hiệu thành ra 1 cái tên chết của quán luôn.

Gà "chỉ" Cam Ranh, nghĩa là khách đến quán bước ra vườn tự tay chọn lựa gà. Khách chỉ con nào, chủ quán bắt con ấy. Muốn chế biến món gì, chủ quán sẽ làm. Nếu không phải dân "sành ăn", có thể nhờ chủ quán “tham mưu”:Làm món gì- gà hấp, nướng, nấu lá giang, luộc, bóp gỏi, chiên mắm, nấu cháo… Thích gà mái hay gà trống?..........

Chú ý: Gà mái luộc mau mềm, còn gà trống nặng cân, xương cứng nên thường được ăn nướng. Nhà bếp mau chóng cắt tiết, làm lông tại chỗ.

Điều khác biệt làm nên tiếng ngon đồn xa cho món gà chỉ Cam Ranh à nhờ chủ quán lấy gà của người dân tộc vùng núi, lông đen, chân nhỏ, được thả rong nên thịt săn chắc, không mỡ, không bệu, chân vàng...

Chỉ trỏ chọn lựa xong, rửa tay rửa mặt, ngồi thư giản dưới bóng cây, chờ món ăn dọn lên 




Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

SUỐI BA LI


Cách trung tâm TP. Nha Trang khoảng 30km về phía Nam, suối Ba Li nằm trên địa bàn 2 xã Cam Tân và Cam Hòa, huyện Cam Lâm (trước kia thuộc thị xã Cam Ranh).


Suối Ba Li bắt nguồn từ núi Chiến, là một trong hệ thống các suối Tranh, suối Thượng (núi Chà Pau), suối Rích, suối Cóc (núi Nhọn)… đổ nước về hồ chứa nước Cam Ranh. Người dân địa phương gọi tên hồ này theo tên con suối gần nó nhất là hồ Ba Li. Đây là một trong những hồ chứa nước lớn của miền Trung và Tây Nguyên. Trước khi có hồ chứa nước này, toàn bộ các suối trên đổ về sông rồi chảy vào đầm Thủy Triều, Cam Ranh.

Hồ Ba Li được xây dựng năm 1993 và hoàn tất năm 1997. Với diện tích lưu vực 59,4km2, đập cao 23,2m, hồ chứa 22,1 triệu m3 nước, cấp nước sinh hoạt cho 70.000 hộ dân và năng lực tưới tiêu theo thiết kế là 2.300 ha. Huyện Cam Lâm và thị xã Cam Ranh là vùng bán sơn địa, trên địa bàn hầu như ít có sông suối nào chảy qua nên toàn bộ điều kiện tưới tiêu phụ thuộc vào hồ chứa nước, nguồn nước từ các suối đổ về.

Suối Ba Li là điểm du lịch nổi tiếng của huyện Cam Lâm. So với các suối khác, đây là nơi thuận tiện đi lại, vui chơi cắm trại và vẫn còn tương đối hoang sơ nên đảm bảo được yêu cầu sinh thái, nghỉ ngơi, dã ngoại…
Có nhiều đường đi đến suối Ba Li. Từ trung tâm TP.Nha Trang theo đường 23/10, đi thẳng Quốc lộ 1A, đến địa phận huyện Cam Lâm, qua đường nhíp khoảng 1 km, có tấm bảng lớn chỉ đường vào Làng xã hội Cam Tân. Rẽ theo đường này đi khoảng 3km là đến suối Ba Li. Đường vào suối được láng nhựa, qua làng mạc, ruộng đồng, cảnh thôn quê đẹp, thanh bình, yên ả. Gần đến khu vực suối sẽ thấy hồ Ba Li. Không khí bắt đầu mát mẻ có lẽ do mặt thoáng của hồ rộng chăng? Từ đập tràn, mặt nước xanh mênh mông, lấp lánh, nhìn ngút mắt. Con đường chạy dài dọc theo hồ đi lên suối. Bên kia hồ là cánh rừng dày đặc, xanh um. Càng đi lên, không khí càng dịu. Vào địa điểm gửi xe máy, khách bắt đầu thả bộ xuống đập tràn, từ đây có nhiều con đường mòn rẽ nhánh lên suối. Đi theo những con đường mòn này vào rừng, chưa đến một cây số là có nơi để cắm trại.
Cái khác biệt của suối Ba Li so với nhiều suối khác đã đưa vào khai thác du lịch là dòng suối này có nhiều đường nhánh rẽ, do đó muốn qua bờ bên kia để cắm trại, khách phải lội qua các dòng nước này. Điểm đặc biệt nữa mà ở những nơi khác không thấy là ở đây có nhiều bãi cát (dạng bãi bồi) cho khách cắm trại, gần sát với mặt nước, tạo cho khách cảm giác giống như cắm trại bên bờ sông mà lại nghe tiếng nước đổ từ trên cao xuống.
Chọn một bãi cát bên kia suối, khách bắt đầu xắn quần lội qua. Tuy khoảng cách chỉ có 2m nhưng rất khó qua vì đá có nhiều rêu, dễ trơn trợt. Tuy nhiên, nước bên dưới không sâu lắm, chỉ đến quá đầu gối một chút. Chịu ướt thì qua cái một, còn không thì nhón nhén trên đá cho đồng đội kéo qua.
Bên kia “bãi bồi”, dưới một tán cây to, bóng nắng hầu như chỉ xuyên qua lốm đốm. Nắng nhẹ và nhạt nên không sợ “cháy” da. Trải tấm bạt, đội hậu cần bắt đầu chuẩn bị. Gà làm sẵn, lấy gia vị ra ướp. Một nhóm khác đi kiếm củi khô. Trong chốc lát một con gà được nằm trên giàn nướng. Bếp ga mini nấu nồi lẩu gà lá… me hái trong rừng. Đồ ăn nguội mang theo… Thế là có bữa trưa đơn giản mà ngon!
Ăn xong, du khách có thể nằm lơ mơ trên đá một chút, hoặc thơ thẩn đâu đó xong tắm suối, chơi trò chơi, hay thám hiểm rừng… Rừng ở đây có một loài hoa màu trắng nhỏ xíu, mọc thành từng vạt, lấp lánh trong nắng, rất đẹp! Thậm chí bạn chỉ cần nằm trên một tảng đá và ngắm mây trời, nghe tiếng suối róc rách, tiếng chim hót bên tai… cũng đã là một sự thư giãn tuyệt vời!
Hãy thử vui chơi suối Ba Li vào một ngày cuối tuần để tận hưởng những gì thiên nhiên ban tặng cho con người!

CHỢ ĐẦM

Chợ Đầm nằm ngay trung tâm thành phố Nha Trang là một công trình kiến trúc đẹp, lớn và độc đáo. Đây là trung tâm thương mại ngày đêm sầm uất, chợ nằm trên một cái đầm cũ rộng 7 mẫu Tây, ăn thông ra với cửa sông Cái (sông Nha Trang)  dưới cầu Hà Ra. Vì vậy chợ mới có tên là chợ Đầm.
Năm 1961, Ty Kiến Thiết Khánh Hòa thiết lập đồ án đại cương về quy hoạch và xây dựng chợ Đầm mới do kiến trúc sư Lê Kim Anh thiết kế, trong đó có dự án lấp nửa đầm, xây trên đó một khu chợ tròn, kinh phí dự tính lúc đó là 22 triệu đồng. Đến 1964 kiến trúc sư Lê Quý Phong lại lập một đề án khác, trong đó thiết kế một ngôi chợ tròn mái xếp có nhánh hình vòng cung. Đồ án này là cơ sở căn bản cho ngôi chợ ngày nay. Hai đồ án chưa kịp thực hiện thì đêm 16/08/1968, một trận hỏa hoạn lớn khủng khiếp xảy ra, thiêu hủy 126 ngôi nhà ở đường Nguyễn Thái Học nên việc xây dựng khu chung cư và khu chợ hết sức bức thiết với tổng kinh phí cho dự án lên đến 621.800.000 đồng.
22/12/1969 được coi là ngày đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng khu Đầm trên cơ sở đồ án của kiến trúc sư Lê Quý Phong và các kiến trúc sư Hồ Thăng, Võ Đình Diệp, Nguyễn Xuân Phương đã thiết kế khu chợ Đầm ngày nay với một số đặc điểm : chợ tròn, mái xếp tròn hình chữ V, tầng lầu hình vành khăn có 3 cầu thang rộng, nền cao bảo đảm trong mùa mưa lũ.
Đoàn thiết kế 2 chung cư “A” và “B” do kiến trúc sư Trần Tiêu Chuẩn thực hiện, gồm những hạng mục sau :  mỗi cao ốc bao gồm : 1 tầng trệt và 3 tầng lầu. Tầng trệt cao 1,6m dành cho buôn bán và cửa hàng, tầng lầu cao 2,8m làm các căn hộ chung cư, 2 cao ốc xoay mặt cong về phía đường, 2 phía sau cao ốc đối diện nhau, ở giữa có một khoảng trống rộng 6m để đón gió. Công trình được khởi công xây dựng vào 21/11/1969 và hoàn tất ngày 14/10/1972. Toàn bộ khu chợ Đầm hoàn tất và đưa vào sử dụng 1974. Năm 1975 do chiến tranh một số lính chế độ cũ chạy từ Tây Nguyên về làm hư hại rất lớn. Sau giải phóng Viện Thiết Kế của Sở Xây dựng sửa chữa toàn bộ khu chợ và 1978 chính thức khai trương cửa hàng bách hóa cho đến nay.

CHÙA LONG SƠN


Ai về viếng cảnh Khánh Hoà
Long Sơn nên ghé tháp Bà đừng quên
Kim than Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời
Long Sơn Tự (LST) toạo lạc tại làng Phước Hải nay thuộc phường Phương Sơn thành phố Nha Trang. Lúc xe của chúng ta đi vào thành phố Nha Trang ngày hôm qua , hướng dẫn đã chỉ cho du khách thấy nơi tọa lạc Loang Sơn Tự và tượng Kim Thân Phật Tổ màu trắngta5i đường 23 tháng 10 dưới chân hòn Trại Thủy . ở Nha Trang có trên dưới 20 chùa nhưng LST là chùa có quy mô lớn nhất và nằm ở vị trí thuận tiện cho du khách và phật tử đến chime bái. mời quý khách xuống xe tập trung trong sân chùa để hướng dẫn đưa quý khách vào tham quan.
Chùa được khai sơn năm 1889 với tên gọi ban đầu là “Đằng Long Tự”, vị sổ khai sơn chùa là đức hòa thượng Ngộ Trí , tên thật là Nguyễn Văn Tám Nghi người ở Phú Yên. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất dựng trên Hòn Trại Thủy  địa điểm như quý khách thấy hiện nay.
Hòa Thượng Ngộ Trí đi tu từ nhỏ , đại bi đại đức được các tín đồ sung kính và đi theo rất đông. Ông còn là một thầy lang chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho dân, có nghề mộc và nghề chạm trổ. Cùng với các tín đồ ông dựng lên một ngôi chùa  một căn hai trái  (tức Đông Liêu và Tây Liêu) đủ rộng cho 20 – 50 phật tử làm lễ cùng lúc, lợp ngói âm dương và đổi tên chùa từ Đằ Long Tự thành LST, chính tay hòa thượng làm một cái mõ hình cá chép, bảng hiệu LST – Duy Tân giáp dần cho chùa và tạc ba pho tượng (Tam Thánh): Thích Ca, Phổ Hiền, Đại Thê Trí (Văn thù). Hoa thượng viên tịch  cách đây hơn sáu mươi năm tín đồ cho xây tháp thờ tạc long vị khai sơn chùa tại hậu tổ chùa  ở phía Tây Nam cách chùa 1000m, chùa được nhận sắc phong “Sắc Tứ Long  Sơn Tự”.
Năm 1940 Nha Trang bắt đầu được mở rộng với quy mô một thị xã, vẻ hoang dã, u tịch của Hòn Trại Thủy dần dần bị biến mất dưới ánh đèn của những dãy phố mới đươc xây cất. Dân di cư vào Nha Trang ngày càng đông chủ yếu là các tín đồ đạo Phật . Chính vì vậy LST được xây dựng lại bằng kiến trúc và vật liệu mới như: xi măng, cốt thép và gạch. vẫn lợp ngói âm dương và mang đầy đủ dáng dấp vẻ đẹp điển hình của một ngôi chùa kiể  Á Đông. Chính điện được mở  nhiều lần đủ cho hang trăm tín đồ làm lễ cùng lúc. Chùa có đủ tiền đường, hậu sành, nhà tăng, phòng khách, nhà bếp…
Trong quá trình xây dựng chùa không thể không kể đến công sức đóng góp của các cụ Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Quyền, lúc đó cụ Quyền và cụ Khoa là Hội Trưởng và Hội Phó Hội Phật Giáo Thống Nhất tỉnh Khánh Hoà. Cũng như hoàng thân Xuphanuvong là kỷ sư công chánh lúc bấy giờ nguyên là chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, cụ Khoa về sau là phó chủ tịch quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cùng lúc với việc đại trùng tu, một tượng Phật Thích Ca  Mâu Ni bằng đồng nặng 700kg cao 1m6  đã được đúc, cho đến nay đó là bức tượng chính và quý  nhất LST được đặt tại vị trí quan trọng nhất điện thờ, sau bức tượng là chiếc gương điện luôn tỏa sang ngày đêm tượng trưng cho hào quang của Phật.
Năm 1963 Thích Ca Phật Đài (TCPĐ) với tượng Phật Thích Ca được xây dựng trên đỉnh Hòn Trại Thủy cao 39m so với mực nước biển, bằng xi măng cốt thép, do kỹ sư Phúc Điền phụ trách cùng với sự đóng góp của trường Bồ Đè và hang nước mắm Liên Thành cùng với các tín đồ Phật Tử xa gần. đây thực sự là tượng đài đánh dấu sự đấu tranh thắng lợi chống sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm của Hội Phật Giáo Miền Trung, dưới chân đế của TCPĐ là hình ảnh các vị tăng, ni đã tự thiêu như là một hình tượng cuối cùng để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo của chính quyền ngô, một triệu bao xi măng đã được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc này. Tượng quay mặt về hướng Đông cao 18,5m, tòa sen hình bát giác cao 7m, than tượng cao 11,5m, rộng 6m, từ đỉnh tượng đến sân trước của chùa độ cao chênh lệch đến 50m, du khách sẽ leo lên lên 150 bậc thang để lên thăm khu Kim Thân Phật Tổ. ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1971, nhìn chung chùa vẫn tọa lạc tại vị trí củ, kiến trúc cơ bàn của chùa vẫn không thay đổi song tiền sảnh được mở rộng gấp nhiều lầnd9u3 chổ cho 500 người làm lễ. Phối cảnh trước chùa và xung quanh hầu như bị thay đổi hoàn toàn, hiện nay LST  là trụ sở của Hội Phật Giáo Miền Trung, Hội Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, là nơi tuyên truyền, cổ động và truyền bá Phật Giáo, đào tạo các tăng lữ. Sau mỗi kỳ đại trùng tu, sinh hoạt và truyền bá đạo Phật ở Khánh Hòa lại càng phồn thịnh thêm, đạo Phật ăn sâu vào gốc rễ của mỗi gia đình người dân Nha Trang, có đến 70% dân số Nha Trang là tín đồ Đạo Phật.
       Quý khách đến Nha Trang không thễ không viếng thăm LST bởi lẽ đây không chỉ là chùa trung tâm mà còn là chính đường đạo Phật ở Khánh Hòa mà vì đây còn là điểm cao nhất , một thắng cảnh của thành phố biển. tuy nằm ngay bên cạnh QL1A nhưng trước chùa vẫn giữ được vẻ huyền bí cao siêu  bởi những hang bồ đề cổ thụ tỏa bóng mát sum suê, những vườn hoa cây cảnh, những vườn cây ăn trái được tạo dáng sơn thủy hữu tình, hướng dẫn sẽ dành 40 phút để quý khách vào viếng chùa sau đó đoàn chúng ta sẽ di chuyển đến Chợ Đầm. 

CHÙA HANG - GIẾNG PHẬT

CHÙA HANG
Trong các cuốn cẩm nang du lịch, du khách sẽ không tìm thấy tên của chùa Hang (TP.Nha Trang). Nhưng, có thử một lần tận mắt ngắm nhìn từng tảng đá khóm hoa, và tận tai nghe kể về những câu chuyện kỳ ảo của ngôi chùa này từ ngày khai sơn lập tự đến nay, du khách mới thấy ra đây quả là một chốn thiền môn huyền diệu của xứ trầm hương.
Đi theo con đường chạy bọc phía sau lưng Tháp Bà, sừng sững trên triền núi xanh, chùa Hải Ấn nổi bật lên với tường màu vàng nhạt và những vòm mái cong cong màu đỏ. Dân quanh vùng cũng thường gọi bằng hai tiếng thân quen đầy cung kính: Chùa Hang. Trong chùa có một cái hang ăn sâu lên trên đỉnh núi, dân kể rằng xưa đó là một "hổ huyệt". Trong chiến tranh chống Mỹ, quân đội Đại Hàn đến chiếm đóng đã san bít đường từ hang lên đỉnh núi. Vào năm 1968, ni sư Chánh Lượng đến đây lập một am thờ Phật ngay trong hang, ở suốt trong hai năm liền, "nhất bộ nhất bái" (mỗi bước một lạy) trì kinh Pháp Hoa để cầu nguyện được lập nên một ngôi chùa. Chùa được xây phía bên ngoài cạnh hang động, đến năm 1971 thì hoàn thành.
Hang động nay vẫn còn đó, nép bên chánh điện nguy nga, hai bên cửa hang có bộ tượng "Khuyến Thiện - Trừng Ác" trấn giữ, vào bên trong hang không khí khác hẳn, im ắng, chừng như nghe được tiếng thì thầm của những tảng đá trắng nhám sần sùi vô tri. Trong hang nay có thờ những tượng Phật, Bồ Tát, và tổ khai sơn. Từ khi ni sư khai sơn viên tịch, chùa vẫn được tu bổ xây dựng thêm rất nhiều công trình tạo nên một chốn thiền môn đầy hoa sắc, rộng rãi hơn, tráng lệ hơn...

GIẾNG PHẬT
Đặc biệt là giếng nước trong chùa. Giếng nằm bên ngoài phía trước dãy nhà trù, trên một tảng đá xanh rì. Xưa, ni sư khai sơn đã cho đào thử nhiều giếng nước, nhưng nước bị nhiễm mặn nên không sử dụng được như tất cả các giếng nước quanh vùng vì ở gần cửa biển. Không đầu hàng, ni sư phát nguyện trì kinh "Ngũ Bách Danh" (năm danh hiệu Phật, cứ mỗi lần xưng tán một danh hiệu Phật thì phải đành lễ một lạy), để cầu tìm nguồn nước ngọt cho chùa, cũng như cho dân trong vùng.
Rồi ngày nọ, ni sư đã chỉ cho đám thợ khoan giếng địa điểm để lấy nguồn nước: Ngay bên trên tảng đá khổng lồ. Ban đầu, thợ khoan giếng không dám nhận công việc này, vì họ sợ làm hao tài tốn của nhà chùa mà sẽ không được gì, nhưng sự quả quyết của ni sư đã thuyết phục được họ, vậy là họ khoan xuống tảng đá xanh cứng. Thật kỳ diệu, khoan sâu xuống lòng đá hơn mười mét thì gặp trúng mạch nước ngọt mát lạnh và trong vắt. Giếng nước ngọt được tìm thấy, nguồn nước tràn trề quanh năm, người dân quanh khu vực ngày đêm quẩy gánh xách thùng đến xin nước về dùng từ đó đến nay, và dân chúng nghiêng mình cung kính gọi đó là giếng Phật.
Ni sư trụ trì chùa hiện nay đang có dự định xây dựng những dãy bậc cáp tận phía trên đỉnh núi cho hợp với nghĩa "du sơn", cả ngọn núi phía sau lưng chùa sẽ mọc lên những tượng đài, gác chuông... tạo nên một cảnh quan kỳ thú... 

HÒN MUN

Sự tích về hòn đảo màu đen (Hòn Mun)
Ấn tượng đầu tiên về Hòn Mun là sự tương phản sắc màu giữa biển và đảo. Nổi bật giữa màu xanh rất lạ của nước biển là màu đen của hòn đảo, trông chẳng giống đảo chút nào. Có gì mà ở đây lại thu hút nhiều du khách thế nhỉ?!
Hòn Mun cách thành phố Nha Trang 1giờ 30 phút đi bằng canô
Đây từng là ngọn núi lửa phun phún thạch. Theo thời gian, bề mặt đổi màu, tạo thành hòn đảo với chiếc áo đen. Địa danh này càng trở nên đặc biệt khi được thổi vào hơi thở của những câu chuyện cổ xưa.
Tương truyền, có ông tiên nhìn trộm các nàng tiên tắm. Không may, ông bị phát hiện. Tức giận, các tiên nữ về tâu ngọc hoàng. Ông tiên nọ bị đày xuống trần, chỗ Hòn Mun bây giờ, làm công việc đẽo đá. Ông bắt đầu đẽo từ hướng Đông và Đông Nam, bổ rìu từ trên đỉnh xuống, lấy rẻo đá quẳng sang phía Tây, tạo nên hình dáng đảo bây giờ: hướng Đông là vách đá dựng đứng, còn phía Tây toàn là đá tảng.
Sau một thời gian, thấy ông tiên làm việc chăm chỉ, các tiên nữ động lòng, xin ngọc hoàng xóa lệnh phạt, cho "người trót dại" về nhà trời.
Ngày nay Hòn Mun là khu bảo tồn biển quốc gia, nơi bạn có thể lặn ngắm hàng nghìn sinh vật biển cả ngày không chán
Tiến Đạt

SUỐI HOA LAN - HÒN HÈO

TRUYỀN THUYẾT SUỐI HOA LAN
Nói đến suối Hoa Lan là người ta nói đến chiến khu Hòn Hèo - căn cứ địa cách mạng ở chiến trường Nam Trung bộ trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ mà ngày 16-7-1930 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa một cách oai hùng và âm hưởng của nó vẫn còn vọng mãi đến mai sau…
Suối Hoa Lan nằm trong dãy núi Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc. Suối dài khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ của những ngọn núi trong dãy Hòn Hèo. Dọc suối có đủ loại cây rừng mọc quấn quýt bên nhau thành tầng thành lớp. Đặc biệt, suối có rất nhiều hoa phong lan. Sau khi chảy qua những ghềnh thác cheo leo, suối Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào đầm Nha Phu. Nối đầm Nha Phu với dãy Hòn Hèo là một khoảng đất bằng, diện tích khoảng 20 ha, nghĩa là chỉ trong một khoảng không gian không rộng lắm nhưng KDL suối Hoa Lan đã trải mình qua cả 3 hình thế: núi cao, đồng bằng và biển cả.
Chuyện kể rằng cách đây rất lâu, lâu lắm rồi bên đầm Nha Phu có một đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng không thể nào tiến tới hôn nhân được chỉ vì lý do duy nhất là chàng trai quá nghèo. Cha mẹ cô gái ra điều kiện bất cứ ai muốn cưới con mình về làm vợ thì trước hết phải có năm chục ký yến sào và một trăm ký trầm hương để làm vật sính lễ. Không còn sự lựa chọn nào khác, cô - cậu đều hạ quyết tâm bí mật dắt nhau lên núi Hòn Hèo tìm trầm hương rồi sau đó tiến ra biển để hái yến sào. Như bị lạc vào nơi ốc đảo “không một dấu chân người”, họ cứ đi đi mãi mà vẫn không thấy trầm hương đâu - cho đến khi màn đêm buông xuống lúc nào không hay. Vừa mệt, vừa đói lại vừa khát nước, cả hai thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì không còn thấy người yêu đâu cả, cô gái đau đớn lần theo dấu vết từng giọt máu, nhưng bóng dáng người bạn trai thân yêu của mình vẫn “biệt vô âm tín”. Và tiếng khóc của người con gái cũng lịm dần đi trong sự tuyệt vọng, chỉ có nước mắt là vẫn chảy, chảy mãi theo các khe đá như dòng nước trong lành - hễ nước mắt thấm vào đâu là chỗ có vết máu của chàng trai lại hiện lên những chùm phong lan rực rỡ sắc màu, đung đưa trong gió…
Không biết cái tên “suối Hoa Lan” ra đời có giống như câu chuyện tình đầy nước mắt vậy không? Nhưng dù sao cũng “khen ai đã khéo đặt tên” - vừa thực, vừa mộng, vừa có ấn tượng về một vùng đất huyền thoại. Nó góp thêm vào bộ sưu tập “suối” của tỉnh Khánh Hòa càng thêm phong phú. Đó là suối Đổ, suối Ngỗ, suối Ồ Ồ, suối Ba Hồ, suối Đá Xẻ, suối Cát và suối… Hoa Lan. Có thể nói, ở duyên hải miền Trung chưa có một hòn đảo hay bán đảo nào có dòng nước ngọt tuyệt vời hơn suối Hoa Lan. Có lẽ bán đảo Hòn Hèo (suối Hoa Lan) giống như một con khủng long rúc đầu vào núi và duỗi cái đuôi ra biển. Nhờ vậy mà hệ thống mạch ngầm từ dãy Trường Sơn dồn về tắm mát quanh năm, tạo độ ẩm cho các loài thực vật phát triển. Nơi đây là thế giới của lan rừng. Ngày trước lan rừng nhiều lắm - là nơi hội tụ của nhiều giống phong lan như: từ vũ nữ, phượng hoàng, tai trâu, đuôi sóc, đuôi chồn, đuôi gà, tiên nữ, quế hương…. Nó mọc ra từ thân cây cổ thụ hoặc bám vào vách đá, đến đây lúc nào cũng gặp hoa nở, cùng với tiếng chim rừng vang hót líu lo. Người ta còn tận dụng nguồn nước ngọt trời cho này để xây bể nuôi hàng nghìn con cá sấu. Những chú voi con từ bản Đôn đưa về đây còn tinh nghịch thập thò cái vòi bé bỏng ra câu nhử cá sấu làm trò vui cho du khách.

THÁC TÀ GỤ


Thác Tà Gụ với vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ, là điểm du lịch dã ngoại tuyệt vời trong quần thể du lịch sinh thái Khánh Hòa. Tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo.
Từ trung tâm huyện Khánh Sơn đi ngược về hướng Tây Nam khoảng 15 km đường bộ là đến địa phận xã Sơn Hiệp. Nơi đây du khách dễ dàng nhận ra cảnh núi non hùng vĩ ở độ cao khoảng 1.300 mét so với mặt biển, có không khí trong lành hòa quyện trong vùng rừng núi với các loại cây nhiều tầng, nhiều tán.
Xét về mặt địa lý, vẫn có thể coi Khánh Sơn là một cao nguyên rộng lớn của tỉnh Khánh Hòa. Do có vị trí lân cận với Lâm Đồng nên khí hậu nơi đây cũng có hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Quá trình tái tạo của vỏ trái đất đã tạo ra những cơn địa chấn cách ngày nay hàng tỷ tỷ năm làm cho điều kiện tự nhiên của vùng núi Sơn Hiệp này có cấu hình khác biệt so với các nơi khác. Chính nơi đây thiên nhiên đã ban tặng cho vùng núi non hùng vĩ Sơn Hiệp dòng thác Tà Gụ.
Thác Tà Gụ có thể được coi là một trong những thác đẹp nhất hiện nay đã tìm thấy ở Khánh Hòa. Từ ngọn núi Chalo đã tích tụ được những giọt nước xanh mát lạnh tạo thành một dòng chảy êm dịu, nhẹ nhàng đầy quyến rũ. Trước đây thác Tà Gụ được người dân bản địa gọi là thác Ngà. Bởi lẽ, từ xa nhìn thác như một chiếc ngà voi dài buông thõng xuống. Do dòng thác chảy vào suối Tà Gụ nên về sau nó được gọi là thác Tà Gụ.
So với thác Đatanla hay thác Hang Cọp ở Đà Lạt thì thác Tà Gụ có nhiều điểm ưu việt hơn, tuy nằm trong không gian hùng vĩ nhưng dòng nước không ồn ào, gào thét mà trầm lắng kín đáo trong mọi hoàn cảnh nhờ sự đồng cảm, chia sẽ dòng nước mát lạnh của lòng hồ nằm ôm lấy chân thác. Nước hồ trong xanh, mặt hồ rộng gần 200 m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70 mét, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.
Dòng thác Tà Gụ cũng là nơi cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho khu vực Tây Nam huyện Khánh Sơn. Dòng nước trải dài từ lòng hồ về xuôi tạo ra một con suối tuyệt đẹp. Dọc theo hai bờ suối gần 1 km đều có chỗ lý tưởng cho du khách dừng chân hoặc dựng trại trước khi tiến lên chinh phục đỉnh thác.
Du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Ra Glai, một dân tộc sống mộc mạc, thật thà mà kín đáo.
Truyền thuyết
Theo truyền thuyết, ngày xửa, ngày xưa khu rừng này có rất nhiều trăn, có con to như cây Tô Hạp 100 tuổi. Một buổi sáng mùa khô, trời mát mẻ, một bầy trăn từ dưới chân núi bò lên đỉnh kiếm mồi, chúng gặp một con voi lạc mẹ đứng ngơ ngác, một con trăn đầu đàn to khỏe lao tới quật ngã con voi. Cả hai con vật vùng vẫy làm gãy nát cây cối, cuối cùng cả hai rớt xuống vực thẳm, thân hình nát vụn. Voi mẹ mất con đi tìm nhìn thấy con mình đã chết nằm dưới vực sâu, voi mẹ thương tiếc con đứng trên đỉnh núi cao khóc than suốt đêm ngày rồi bỗng dưng hóa đá. Hai dòng nước mắt của voi mẹ hóa thành hai dòng thác.
Truyền thuyết khác kể rằng, từ thời xa xưa Tà Gụ là một dòng suối trong, tinh khiết, hàng năm vào mùa xuân cây cối xanh tốt nở đầy hoa trái, chim muông tụ hội về hót vang rừng, khí trời ấm áp. Các tiên nữ ở trên trời bay xuống tắm dưới suối Tà Gụ rồi lên đỉnh núi cao xõa tóc dài hóng gió. Một lần có một tiên nữ xuống tắm rồi lên đỉnh núi chải tóc, bầy chim muông thấy tiên nữ đẹp quá rủ nhau bay tới múa hát líu lo. Nàng tiên thích thú vui đùa với chim muông quên mất thời hạn thiên đình cho phép xuống trần. Khi nhớ ra vội bay về trời thì cổng trời đã khép. Nàng tiên nọ đành trở lại, sống mãi dưới trần gian, rồi hóa thành thác Tà Gụ. Mái tóc nàng là hai dòng nước chảy. Từ đó thác Tà Gụ còn có tên là thác Nàng Tiên.
Cảnh quan
Nếu đứng ở chân thác nhìn lên thấy 2 dòng nước trắng xóa đổ xuống giống như một thiếu nữ đang đứng cúi đầu xõa mái tóc dài hóng gió. Còn từ trên đỉnh nhìn xuống, thác Tà Gụ giống như hai chiếc ngà voi to, khỏe, trắng muốt trút dài xuống lòng suối.
Dưới chân thác là hồ nước trong xanh, rộng gần 200m2 nên du khách có thể bơi lội thỏa thích. Nằm về phía bên phải dòng thác khoảng 70m, một mỏm núi tách đôi lộ ra một dòng thác phụ đầy vẻ quyến rũ, hùng vĩ và huyền bí.


Thác Tà Gụ là điểm du lịch lý tưởng dành cho tất cả mọi người. Người lớn tuổi, lên Tà Gụ sẽ thấy thư giãn, ngồi trên những tảng đá lớn bằng phẳng bên dòng suối ngắm những cây Tô Hạp to khỏe, cao vút; nghe tiếng chim hót líu lo và uống ruợu cần vịnh thơ thì tuyệt vời. Còn đối với tuổi trẻ thích ấn tượng mạnh thì leo lên đỉnh thác thả hồn theo mây gió trong không khí mát lạnh ở độ cao hơn 500m so với mặt biển thì hẳn có nhiều điều thú vị. Ngoài ra, du khách đến Khánh Sơn không chỉ khám phá vẻ đẹp của thác Tà Gụ mà còn được tiếp xúc, tìm hiểu về đời sống vật chất, tinh thần của dân tộc Raklai, một dân tộc sống mộc mạc, thật thà mà kín đáo. 

SUỐI NƯỚC NÓNG TRƯỜNG XUÂN


Khánh Hòa có nhiều suối khoáng nóng nằm dọc theo bờ biển: Tu Bông, Vạn Giã, Ninh Hoà, Nha Trang, Đảnh Thạnh, Cam Ranh. Nơi nào cũng có thể xây viện điều dưỡng làm phong phú loại hình du lịch nghỉ mát, du lịch nghỉ dưỡng. Nằm ở Dục Mỹ, xã Ninh Tây, huyện Ninh Hòa, cách Nha Trang khoảng 50 km về phía Tây Bắc. Suối nước nóng Trường Xuân có độ nóng tới 760C và khá tinh khiết, chứa các khoáng chất rất cần cho cơ thể con người, lại là nơi phong cảnh hữu tình, rất gần với quốc lộ. Du khách đến thăm nguồn nước khoáng có thể đi dạo cảnh, tìm hiểu phong tục, tập quán và sinh hoạt của đồng bào hai dân tộc Êđê và RắcLây, dân cư chính ở đây.
Truyền thuyết
Về tên gọi Trường Xuân, tương truyền rằng có nguồn gốc từ câu chuyện tình của một đôi trai gái Buôn Đung. Cô gái tên Hà Xuân, chàng trai tên Y Trường. Hai người yêu nhau tha thiết, nhưng chẳng may cô gái mang chứng bệnh ngoài da rất nặng mà chẳng có thuốc gì để chữa. Họ hẹn nhau đến dòng suối này để nguyên sinh. May mắn thay đã được cứu sống và điều kỳ lạ đã xảy ra, dòng nước suối đã làm da cô lành bệnh. Họ lấy nhau và sống hạnh phúc. Từ đó suối có tên gọi Trường Xuân.
Cảnh quan
Cảnh quan nơi đây rất đẹp. Dòng suối chảy tràn trên những phiến đá được xếp nối tiếp nhau mỗi chiều dài khoảng 30m, ngay chính giữa có một phiến đá trông giống như con rùa, tại đầu rùa có một lỗ trủng giống như cái thau, tại nơi đây nước nóng từ 75 ºC đến 80 ºC cứ trào lên liên tục bốc hơi trắng xóa và có mùi diêm sinh thoang thoảng. Tại đây, du khách luộc trứng gà, nhưng vì không đủ 100 ºC nên trứng gà chỉ chín lòng trắng mà không chín được lòng đỏ.
Năm 1960, Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho xây tại Suối Nước Nóng một Khu Du lịch và Điều dưỡng Trị bệnh bằng phương pháp thiên nhiên, có nhà trọ, phòng tắm, hệ thống dẫn nước tối tân, nhưng sau năm 1963 chiến tranh lan tràn du khách dần dần vắng bóng, rồi theo thời gian cả một công trình xây dựng chỉ còn là đóng gạch vụn. Ngày nay, Suối Nước Nóng Trường Xuân Dục Mỹ là một Trung tâm Du lịch của tỉnh KhánhHòa đã thu hút một số lượng du khách đáng kể ở trong và ngoài nước. 

NHA TRANG NHỮNG MỐC LỊCH SỬ

So với lịch sử mở đất hơn 350 năm của Khánh Hòa, Nha Trang vẫn là vùng đất non trẻ. Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang là khu vực hoang vu nhiều thú dữ thuộc phủ Diên Khánh. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng.
Tới năm 1924,
Nha Trang trở thành một thị trấn được nâng lên từ các làng cổ Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Bưu điện… đều được đặt tại Nha Trang, tuy nhiên, các cơ quan Nam triều vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam và nằm trên đường Thiên lý Bắc - Nam).
Năm 1937
Nha Trang được nâng lên thị xã.
Ngày 27/1/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia
Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Năm 1970, thị xã
Nha Trang được tái lập, đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, gồm 2 quận: quận 1 và quận 2.
Năm 1971, thị xã
Nha Trang được chia thành 11 khu phố, trong đó, quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến tháng 8/1972, các khu phố này được đổi thành phường.
Ngày 2/4/1975,
Nha Trang hoàn toàn giải phóng.
Tháng 9/1975, quận 1 và quận 2 được hợp nhất thành thị xã
Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã
Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang  Năm 1978, thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1/7/1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ,
Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22/4/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận
Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thành phố
Nha Trang là đô thị loại 1.