Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn vinhcamranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn vinhcamranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CAM RANH

Cam Ranh tiếng Chăm, Ê Đê là Kăm Mran có nghĩa là bến tàu thuyền, là một thành phố thuộc tỉnh Khánh Hòa. Thành phố Cam Ranh cách Nha Trang (tỉnh lị tỉnh Khánh Hòa) 45 km về phía Nam, nằm bên Quốc lộ 1A, tọa lạc bên bờ Vịnh Cam Ranh, một vịnh biển tự nhiên được xem là vịnh tự nhiên tốt nhất Đông Nam Á, nơi hội tụ những điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi cho phát triển dịch vụ cảng biển và du lịch.
Kể từ năm 1653, khi chúa Nguyễn Phúc Tần lập ra dinh Thái Khang với 2 phủ và 5 huyện, qua các đời vua Minh Mạng, Thành Thái, Duy Tân đến Bảo Đại sau này với nhiều cách phân định ranh giới, lập các đơn vị hành chính khác nhau. Cho đến giữa năm 1939, Cam Ranh ngày nay vẫn là một phần đất của huyện Vĩnh Xương (gồm các tổng Thủy Triều, Cam Linh, Thịnh Xương và 6 tổng miền núi) giáp với tỉnh Ninh Thuận.
Giữa năm 1939, với nghị định ngày 8 tháng 6 của Toàn quyền Đông Dương Georges Catroux và chỉ dụ số 17 của Bảo Đại, tách một phần đất của Ninh Thuận và huyện Vĩnh Xương lập một đơn vị hành chính tương đương cấp huyện, trực thuộc tỉnh Khánh Hòa gọi là Nha đại lý hành chính Ba Ngòi, năm 1947 đổi thành quận Cam Lâm.
Từ năm 1965 - 1972, Hoa Kỳ đóng quân ở đây và gọi là Căn cứ không quân Cam Ranh (hay Quân cảng Cam Ranh). Năm 1978, Liên Xô - mà sau này do Nga tiếp tục - thuê lại căn cứ Cam Ranh với thời hạn đến năm 2004, nhưng đã kết thúc sớm hơn hai năm.

Tháng 10-1965, Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu ký sắc lệnh số 206 ngày 25 tháng 1, lấy các xã Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Hoà, Cam Phúc, Cam Ranh, Cam Bình, Cam Linh, Cam Lộc của quận Cam Lâm và phần đất đã nhập vào quận Du Long (tỉnh Ninh Thuận) trước đó là các thôn Hoà Diêm, Trại Láng, Ma Dù, Sông Cạn, Mỹ Thạnh thành lập thị xã Cam Ranh (trực thuộc trung ương). Đến ngày 6-7-1966, Nghị định số 620 BNV/NC/NĐ đổi các xã thuộc thị xã Cam Ranh thành khu phố. Sắc lệnh số 17-SL/NV ngày 20-2-1968 lấy thêm xã Cam Sơn và một phần xã Cam Phú, Cam Thượng của quận Cam Lâm sáp nhập vào thị xã Cam Ranh. Nghị định số 1048-NĐ/NV ngày 7-11-1970 chia thị xã Cam Ranh thành hai quận là quận Bắc và quận Nam. Quận Bắc gồm các khu phố: Suối Hoà, Suối Vĩnh, Suối Hải, Suối Cam; quận Nam gồm các khu phố: Cam Phúc, Cam Bình, Cam Ranh, Cam Phú, Cam Lộc, Cam Sơn, Cam Thịnh.
Dưới chính quyền phía Cộng sản (đóng tại Khánh Sơn), để thuận tiện cho sự chỉ đạo từng thời kỳ, địa giới hành chính huyện Ba Ngòi cũng có một số thay đổi. Cuối năm 1949, nhập tổng Hòa Tân vào huyện Ba Ngòi, đầu năm 1951, tách huyện Ba Ngòi thành 2 khu: khu đặc biệt Cam Ranh và huyện Khánh Sơn. Tháng 5 năm 1976, nhập lại thành một huyện lấy tên chung là huyện Cam Ranh. Ngày 23-10-1978, thị trấn Ba Ngòi (huyện lị) được thành lập theo Quyết định số 268-CP
đến đầu năm 1985 Huyện Cam Ranh lại tách thành hai huyện Cam Ranh và Khánh Sơn. Ngày 7 tháng 7 năm 2000, huyện Cam Ranh được nâng lên thành thị xã Cam Ranh.
Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân, Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh và các xã Suối Tân, Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm.
Ngày 17 tháng 9 năm 2009 thị xã Cam Ranh được công nhận là đô thị loại 3 . Ngày 23 tháng 12 năm 2010 thị xã Cam Ranh được chính phủ chính thức công nhận là thành phố trực thuộc tỉnh Khánh Hòa 

VỊNH CAM RANH

Đoạn quốc lộ 1 Nha Trang – Cam Ranh dài 60 km là 1 trong những đoạn đường nhựa tốt nhất của đường thiên lý Bắc Nam.
             Vịnh Cam Ranh là một trong những quân cảng của Khánh Hòa. Hải cảng quân sự Cam Ranh tốt vào hàng thứ 2 trên thế giới sau hải cảng Sidney ( Úc ). Vịnh được khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía Bắc chạy phủ kín cả phía Đông, Tây và Nam. Vịnh là đất liền, chỉ mở ra ở cửa lớn về phía Nam – Đông Nam có 3 km. Diện tích Vịnh ước chừng 10.000 ha. Sâu từ 10 – 25m chổ rộng nhất ăn sâu vào đất liền khoảng 6 km, chiều dài độ 15 km.
             Ngoài giá trị quân sự,  vịnh còn rất quan trọng đối với ngành hải vận Đông Nam Á, vì nó nằm trên đường hải vận đi Singapore, Hương Cảng, Thượng Hải, Yokohama. Trên bán đảo Cam Ranh còn có ưu thế thiên nhiên rất lớn đó là  trữ lượng nước ngọt trong lòng đất. Mặc dù ba bên là biển bao bọc, nhưng đều có nước ngọt với lưu lượng lớn, và rất ít khi bị nhiễm mặn. Khi đến vịnh vào mùa xuân ta sẽ nhìn thấy những rừng mai vàng bạc ngàn, những rừng dừa Cam Thịnh với nước dừa hương vị đậm đà.
             Năm 1905 Nga Hoàng phái hạm đội Ban Tích do đô đốc Rogieti chỉ huy sang thay thế hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga bị hải quân Nhật Hoàng đánh bại ở cửa biển Lữ Thuận. Khi đến biển Đông thì gặp bão lớn, cả hạm đội bao gồm 45 chiếc đã vào vịnh Cam Ranh an toàn mấy tháng trời.
             Trong thời kỳ Mỹ, đã đưa Cam Ranh thành 1 cụm quân sự khổng lồ. 1955 đơn vị đầu tiên quân đội Mỹ đổ bộ cảng. Tại cảng Mỹ tập trung đầy đủ các loại máy bay hiện đại nhất có sân bay phản lựa và vận tải loại lớn, nhiều kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng sửa chửa, hệ thống ra đa hiện đại, một hệ thống thông tin liên lạc bằng cáp ngầm xuyên đại dương liên lạc trực tiếp với Thái Lan, Philipine và Mỹ.
             Qua khỏi vịnh Cam Ranh ta sẽ thấy xuất hiện dãy núi cát trắng xóa dài hơn 10 km, trên diện tích khoảng 7 km2. Khu vực này có tên là Thủy Triều nên các ở đây được gọi là cát trắng thủy triều, 1 nguồn khoáng sản có giá trị của Khánh Hòa.
      Theo phân tích của các kỷ sư ngành thủy tinh thì cát trắng Thủy Triều tốt vào hàng bậc nhất trên thế giới, chứa hàm lượng thủy tinh rất cao 98%. 1935, Pháp bắt đầu cho công ty SIFA khai thác. Cuộc khai thác này kéo dài đến 1939, thế chiến nổ ra mới dừng lại. Đến 1941, Sở Hỏa Xa Đông Dương mới tiếp tục khai thác, và đến năm 1945, Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ việc này bị giải thể việc khai thác ngừng lại. Mãi đến 1953 nó mới được khai thác trở lại cho đến năm 1975. Nhưng trong thời gian ấy thường bị gián đoạn & khối lượng cao nhất cũng chỉ có đến 100.000 tấn/ năm. Từ năm 1975 đến nay cát trắng Thủy Triều được khai thác xuất khẩu và đưa thành phố phục vụ cho công nghiệp thủy tinh. Trước năm 1975, cát này được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật và rất được các công ty của Nhật ưa chuộng. Có nhiều cát trắng dùng làm thủy tinh, đoạn này thấy xuất hiện dãy núi cát trắng dài hơn 10 km trên một diện tích khoảng 7 km2, trữ lượng hơn 100 triệu tấn. Khu vực này có tên gọi là Thủy Triều nên gọi là cát trắng Thủy Triều, nguồn khoáng sản có giá trị của tỉnh Khánh Hòa.