Biệt thự Cầu Đá là một công trình kiến trúc đẹp, có sự
kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Pháp với nghệ thuật hoa viên Phương
Đông. Đây từng là nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và Nam Phương hoàng hậu.
Biệt thự Cầu Đá (hiện nay thuộc Khu du lịch Bảo Đại) được xây dựng trên ba ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Biệt thự được xây dựng ở một vị trí đẹp; không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy Nha Trang ba ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Lịch sử hình thành của biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện Hảidương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học Nha Trang . Vùng biển Nha Trang nằm gần trung tâm điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng, vì vậy người Pháp đã chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu khoa học biển. Người Pháp khai phá ngọn núi Chụt hoang vu để xây dựng nên năm ngôi biệt thự làm nơi ở cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương. Năm 1923, ông A.Crem - nhà khoa học người Pháp (gốc Đức) đã chỉ huy thực hiện đồ án thiết kế năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và ba ngôi nhà làm việc, nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở dưới chân đồi sát biển. Người Pháp đặt tên (bằng tiếng Pháp) cho các ngôi biệt thự theo tên các loài cây, hoa trồng quanh vườn: biệt thự thứ nhất ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi Chụt nhô ra biển xa nhất là “Les Agaves” - Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo là “Les Frangipaniers” - Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba là: Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers” - Cây Bàng.
Người đầu tiên ở biệt thự Xương Rồng là Tiến sĩ A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương. Đến năm 1926 khi Bảo Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có lợi cho thực dân Pháp, người Pháp đã chuyển giao hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho vua Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng hai ngôi biệt thự này làm nơi nghỉ mát cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại). Trước đây, người dân Nha Trang hường gọi biệt thự của vua Bảo Đại là lầu Thừa Lương. Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành Nghinh Phong, Bông Sứ đổi thành Vọng Nguyệt. Các tên gọi đó được giữ đến ngày nay.
Năm ngôi biệt thự ở Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Trong đó, hai ngôi biệt thự Nghinh Phong và Vọng Nguyệt đẹp nhất nên mới được chọn làm nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Cả hai ngôi biệt thự này đều được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên và nghệ thuật xây dựng cung điện.
Biệt thự Nginh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao hai tầng, cửa chính của biệt thự quay về hướng Đông. Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theo hai hướng xuống chân đồi. Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườn đồi đi xuống. Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng thú vui câu cá.
Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách; tầng trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang Cửa hướng Đông của Vọng Nguyệt có đường đi sang Nginh Phong được tạo dáng thành hoa viên.
Bao quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ như me, bàng, phượng, sứ...xòe tán rộng phủ mát một vùng. Cây cảnh, hoa, cỏ xanh đều được bố trí thành từng mảng lớn, bố cục chặt chẽ, tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
Biệt thự Cầu Đá (hiện nay thuộc Khu du lịch Bảo Đại) được xây dựng trên ba ngọn đồi nhô ra sát biển của ngọn núi Chụt (núi Cảnh Long), thuộc khóm Cầu Đá, phường Vĩnh Nguyên, thành phố Nha Trang. Biệt thự được xây dựng ở một vị trí đẹp; không gian thoáng, thơ mộng. Nhìn từ xa, núi Chụt chạy dài theo bờ biển giống như con rồng xanh khổng lồ ôm lấy Nha Trang ba ngọn đồi trên mỏm núi giống như đầu rồng đang giỡn nước. Đến đây, du khách không chỉ được tận hưởng không khí trong lành mà còn có cơ hội nhìn ngắm vẻ đẹp của thành phố biển Nha Trang.
Lịch sử hình thành của biệt thự Cầu Đá gắn liền với sự ra đời của Viện Hảidương học Đông Dương (nay là Viện Hải dương học Nha Trang . Vùng biển Nha Trang nằm gần trung tâm điểm của biển Đông, nơi hội tụ các quần thể sinh vật biển đa dạng, vì vậy người Pháp đã chọn Nha Trang làm nơi đặt cơ sở nghiên cứu khoa học biển. Người Pháp khai phá ngọn núi Chụt hoang vu để xây dựng nên năm ngôi biệt thự làm nơi ở cho các nhà khoa học Pháp đến làm việc tại Viện Hải dương học Đông Dương. Năm 1923, ông A.Crem - nhà khoa học người Pháp (gốc Đức) đã chỉ huy thực hiện đồ án thiết kế năm ngôi biệt thự trên đỉnh đồi và ba ngôi nhà làm việc, nghiên cứu thực nghiệm khoa học ở dưới chân đồi sát biển. Người Pháp đặt tên (bằng tiếng Pháp) cho các ngôi biệt thự theo tên các loài cây, hoa trồng quanh vườn: biệt thự thứ nhất ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi Chụt nhô ra biển xa nhất là “Les Agaves” - Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo là “Les Frangipaniers” - Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba là: Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers” - Cây Bàng.
Người đầu tiên ở biệt thự Xương Rồng là Tiến sĩ A.Crem - Giám đốc Viện Hải dương học Đông Dương. Đến năm 1926 khi Bảo Đại lên ngôi hoàng đế, vì yêu cầu chính trị có lợi cho thực dân Pháp, người Pháp đã chuyển giao hai biệt thự Xương Rồng và Bông Sứ cho vua Bảo Đại. Vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã dùng hai ngôi biệt thự này làm nơi nghỉ mát cho ông và hoàng hậu Nam Phương (vì thế biệt thự Cầu Đá còn được gọi là lầu Bảo Đại). Trước đây, người dân Nha Trang hường gọi biệt thự của vua Bảo Đại là lầu Thừa Lương. Sau năm 1954, biệt thự Xương Rồng được đổi tên thành Nghinh Phong, Bông Sứ đổi thành Vọng Nguyệt. Các tên gọi đó được giữ đến ngày nay.
Năm ngôi biệt thự ở Cầu Đá có kiểu dáng kiến trúc khác nhau nhưng đều hài hòa với cảnh sắc thiên nhiên xung quanh. Trong đó, hai ngôi biệt thự Nghinh Phong và Vọng Nguyệt đẹp nhất nên mới được chọn làm nơi nghỉ mát của vua Bảo Đại và hoàng hậu Nam Phương. Cả hai ngôi biệt thự này đều được xây dựng theo nghệ thuật kiến trúc cổ điển Pháp có sự kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật hoa viên và nghệ thuật xây dựng cung điện.
Biệt thự Nginh Phong có dáng hình hộp chữ nhật, cao hai tầng, cửa chính của biệt thự quay về hướng Đông. Từ sân trước của biệt thự có hai đường vòng theo hai hướng xuống chân đồi. Đường vòng hướng Tây trải nhựa men theo sườn đồi đi xuống. Đường vòng hướng Nam là đường bậc thang dẫn đến bãi tắm “Hoàng hậu”, giữa đường này nơi gành biển có hòn đá tảng to là nơi vua Bảo Đại thường ngồi tận hưởng thú vui câu cá.
Biệt thự Vọng Nguyệt nằm ở đồi thứ hai cũng cao hai tầng và có dáng hình hộp chữ nhật. Khi vua Bảo Đại còn ở đây, tầng trệt được dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách; tầng trên là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu. Phía trên sân thượng là nơi vua và hoàng hậu đón gió, ngắm trăng lên. Mặt tiền biệt thự quay về hướng Bắc, nên đứng ở đây có thể nhìn rõ toàn cảnh Nha Trang Cửa hướng Đông của Vọng Nguyệt có đường đi sang Nginh Phong được tạo dáng thành hoa viên.
Bao quanh hai ngôi biệt thự có nhiều cây cổ thụ như me, bàng, phượng, sứ...xòe tán rộng phủ mát một vùng. Cây cảnh, hoa, cỏ xanh đều được bố trí thành từng mảng lớn, bố cục chặt chẽ, tính thẩm mỹ cao.
Hiện nay, biệt thự Cầu Đá đã trở thành Khu du lịch Bảo Đại, một điểm du lịch thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.