Nằm
cách Nha Trang 10 km. Năm 1663 chúa Nguyễn Phúc Tần đem quân đi đánh Chiêm
Thành chiếm đất Kathana lập nên dinh Thái Khang, nhận thấy vùng này liền núi,
cạnh sông nên chúa Nguyễn cho thiết lập đồn lũy để tăng cường phòng thủ. 1690
dinh Thái Khang được đổi thành dinh Bình Khang. 1742 đổi thành phủ Diên Ninh.
1775 quân Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn chiếm thành Diên Khánh. 1793 Nguyễn Huệ
mất nhà Tây Sơn yếu dần. Nguyễn Anh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân
tiến đánh Diên Khánh, thấy nơi đây là địa Bàn chiến lược quan trọng lâu dài.
Nguyễn Anh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng
ngự từ xa.
Thành
Diên Khánh là quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, 1
hình mẫu thành quân sự phổ biểnvào thế 17, 18 ở Tây Âu. Thành chiếm diện tích
khoảng 36.000 m2. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau dài
2.693 đắp bằng đất. Trên mỗi cạnh tường thành chia thành nhiều cạnh nhỏ, uốn
lượn, nên các góc thành không nhô ra mà vẫn đảm bảo quan sát được 2 bên. Tường
thành cao khoảng 3,5 m. mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có
độ thoải và được đắp thành 2 bậc tạc đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên
thành có hào nước sâu từ 3 – 5 m bao quanh. Khi xây dựng thành xong, thành Diên
Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông – Tây – Tiền –
Hậu. Năm 1823 cửa Hữu và Tả đã bị lấp tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ còn
2 cổng Đông – Tây gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ trong thành có nhiều kiến
trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi
xây dựng xong thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bà Đa Lộc chỉ
huy trấn giữ. Vào năm 1885 – 1886 thành Diên Khánh từng là tổng hành
dinh của nghĩa quân Cần Vương do Thịnh Phong chỉ huy và là cơ sở cách mạng
1945.
Hiện
nay thành Diên Khánh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét