Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn dulichnhatrangvinhcamranh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn dulichnhatrangvinhcamranh. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CHÙA TỪ VÂN

Qua khỏi cầu Mỹ Thanh hiện xe chúng ta đang thuộc tỉnh Khánh Hoà,xã đầu tiên là xã Cam Thịnh Đông .Khi đến thị trấn Ba Ngòi ,huyện Cam Ranh ngay ngã ba bưu điện  chúng ta sẽ rẽ phải rồi rẽ trái theo đường ¾ là đến nơi .Chùa Từ Vân là  một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo ,toàn bộ ngôi chùa được trang trí bằng vỏ hải sản như ốc ,sò,san hô …. Khi vào chùa quý khách có thể tận mắt trông thấy công trình độc đáo đó .Ngoài ra bên cạnh chùa còn có vườn địa đàng  một hệ thống tầng hầm địa ngục sâu dưới lòng đất theo hình xoắn ốc .
Đây là một công trình mà theo triết lý nhà Phật –thuyết nhân quả,muốn dạy người đời sống lương thiện không gây điều ác. Khi sống trên trần gian làm nhiều điều không phải sẽ bị đoạ vào 1 trong 18 tầng địa ngục ,vào đây quý khách có cảm giác bị mất phương hướng và sợ sệt vì trong này rất tối ,ẩm thấp chỉ vừa một người đi .Bên trong mỗi tầng địa ngục được mô tả những hình phạt bằng hình vẽ .Bây giờ xin mời quý khách vào tham quan 45 phút ,sau đó xin mời tất cả ra xe chúng ta tiếp tục chuyến đi về TP.HỒ CHÍ MINH.

VỊNH CAM RANH

Đoạn quốc lộ 1 Nha Trang – Cam Ranh dài 60 km là 1 trong những đoạn đường nhựa tốt nhất của đường thiên lý Bắc Nam.
             Vịnh Cam Ranh là một trong những quân cảng của Khánh Hòa. Hải cảng quân sự Cam Ranh tốt vào hàng thứ 2 trên thế giới sau hải cảng Sidney ( Úc ). Vịnh được khép kín bởi bán đảo Cam Ranh từ phía Bắc chạy phủ kín cả phía Đông, Tây và Nam. Vịnh là đất liền, chỉ mở ra ở cửa lớn về phía Nam – Đông Nam có 3 km. Diện tích Vịnh ước chừng 10.000 ha. Sâu từ 10 – 25m chổ rộng nhất ăn sâu vào đất liền khoảng 6 km, chiều dài độ 15 km.
             Ngoài giá trị quân sự,  vịnh còn rất quan trọng đối với ngành hải vận Đông Nam Á, vì nó nằm trên đường hải vận đi Singapore, Hương Cảng, Thượng Hải, Yokohama. Trên bán đảo Cam Ranh còn có ưu thế thiên nhiên rất lớn đó là  trữ lượng nước ngọt trong lòng đất. Mặc dù ba bên là biển bao bọc, nhưng đều có nước ngọt với lưu lượng lớn, và rất ít khi bị nhiễm mặn. Khi đến vịnh vào mùa xuân ta sẽ nhìn thấy những rừng mai vàng bạc ngàn, những rừng dừa Cam Thịnh với nước dừa hương vị đậm đà.
             Năm 1905 Nga Hoàng phái hạm đội Ban Tích do đô đốc Rogieti chỉ huy sang thay thế hạm đội Thái Bình Dương của hải quân Nga bị hải quân Nhật Hoàng đánh bại ở cửa biển Lữ Thuận. Khi đến biển Đông thì gặp bão lớn, cả hạm đội bao gồm 45 chiếc đã vào vịnh Cam Ranh an toàn mấy tháng trời.
             Trong thời kỳ Mỹ, đã đưa Cam Ranh thành 1 cụm quân sự khổng lồ. 1955 đơn vị đầu tiên quân đội Mỹ đổ bộ cảng. Tại cảng Mỹ tập trung đầy đủ các loại máy bay hiện đại nhất có sân bay phản lựa và vận tải loại lớn, nhiều kho nhiên liệu, kho đạn, xưởng sửa chửa, hệ thống ra đa hiện đại, một hệ thống thông tin liên lạc bằng cáp ngầm xuyên đại dương liên lạc trực tiếp với Thái Lan, Philipine và Mỹ.
             Qua khỏi vịnh Cam Ranh ta sẽ thấy xuất hiện dãy núi cát trắng xóa dài hơn 10 km, trên diện tích khoảng 7 km2. Khu vực này có tên là Thủy Triều nên các ở đây được gọi là cát trắng thủy triều, 1 nguồn khoáng sản có giá trị của Khánh Hòa.
      Theo phân tích của các kỷ sư ngành thủy tinh thì cát trắng Thủy Triều tốt vào hàng bậc nhất trên thế giới, chứa hàm lượng thủy tinh rất cao 98%. 1935, Pháp bắt đầu cho công ty SIFA khai thác. Cuộc khai thác này kéo dài đến 1939, thế chiến nổ ra mới dừng lại. Đến 1941, Sở Hỏa Xa Đông Dương mới tiếp tục khai thác, và đến năm 1945, Pháp bị đánh bại ở Điện Biên Phủ việc này bị giải thể việc khai thác ngừng lại. Mãi đến 1953 nó mới được khai thác trở lại cho đến năm 1975. Nhưng trong thời gian ấy thường bị gián đoạn & khối lượng cao nhất cũng chỉ có đến 100.000 tấn/ năm. Từ năm 1975 đến nay cát trắng Thủy Triều được khai thác xuất khẩu và đưa thành phố phục vụ cho công nghiệp thủy tinh. Trước năm 1975, cát này được xuất khẩu chủ yếu sang Nhật và rất được các công ty của Nhật ưa chuộng. Có nhiều cát trắng dùng làm thủy tinh, đoạn này thấy xuất hiện dãy núi cát trắng dài hơn 10 km trên một diện tích khoảng 7 km2, trữ lượng hơn 100 triệu tấn. Khu vực này có tên gọi là Thủy Triều nên gọi là cát trắng Thủy Triều, nguồn khoáng sản có giá trị của tỉnh Khánh Hòa.