Nói đến suối Hoa Lan là người ta nói đến chiến khu
Hòn Hèo - căn cứ địa cách mạng ở chiến trường Nam Trung bộ trong hai cuộc chống
Pháp và chống Mỹ mà ngày 16-7-1930 đã đi vào lịch sử đấu tranh cách mạng của
Đảng bộ và nhân dân Khánh Hòa một cách oai hùng và âm hưởng của nó vẫn còn vọng
mãi đến mai sau…
Suối
Hoa Lan nằm trong dãy núi Hòn Hèo, cách Nha Trang khoảng 18km về phía Bắc. Suối
dài khoảng 6km, được hình thành từ nhiều suối nhỏ của những ngọn núi trong dãy
Hòn Hèo. Dọc suối có đủ loại cây rừng mọc quấn quýt bên nhau thành tầng thành
lớp. Đặc biệt, suối có rất nhiều hoa phong lan. Sau khi chảy qua những ghềnh
thác cheo leo, suối Hoa Lan đổ nước trực tiếp vào đầm Nha Phu. Nối đầm Nha Phu
với dãy Hòn Hèo là một khoảng đất bằng, diện tích khoảng 20 ha, nghĩa là chỉ
trong một khoảng không gian không rộng lắm nhưng KDL suối Hoa Lan đã trải mình
qua cả 3 hình thế: núi cao, đồng bằng và biển cả.
Chuyện kể rằng cách đây rất lâu, lâu lắm rồi bên đầm Nha Phu có một đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng không thể nào tiến tới hôn nhân được chỉ vì lý do duy nhất là chàng trai quá nghèo. Cha mẹ cô gái ra điều kiện bất cứ ai muốn cưới con mình về làm vợ thì trước hết phải có năm chục ký yến sào và một trăm ký trầm hương để làm vật sính lễ. Không còn sự lựa chọn nào khác, cô - cậu đều hạ quyết tâm bí mật dắt nhau lên núi Hòn Hèo tìm trầm hương rồi sau đó tiến ra biển để hái yến sào. Như bị lạc vào nơi ốc đảo “không một dấu chân người”, họ cứ đi đi mãi mà vẫn không thấy trầm hương đâu - cho đến khi màn đêm buông xuống lúc nào không hay. Vừa mệt, vừa đói lại vừa khát nước, cả hai thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì không còn thấy người yêu đâu cả, cô gái đau đớn lần theo dấu vết từng giọt máu, nhưng bóng dáng người bạn trai thân yêu của mình vẫn “biệt vô âm tín”. Và tiếng khóc của người con gái cũng lịm dần đi trong sự tuyệt vọng, chỉ có nước mắt là vẫn chảy, chảy mãi theo các khe đá như dòng nước trong lành - hễ nước mắt thấm vào đâu là chỗ có vết máu của chàng trai lại hiện lên những chùm phong lan rực rỡ sắc màu, đung đưa trong gió…
Chuyện kể rằng cách đây rất lâu, lâu lắm rồi bên đầm Nha Phu có một đôi trai gái yêu nhau say đắm, nhưng không thể nào tiến tới hôn nhân được chỉ vì lý do duy nhất là chàng trai quá nghèo. Cha mẹ cô gái ra điều kiện bất cứ ai muốn cưới con mình về làm vợ thì trước hết phải có năm chục ký yến sào và một trăm ký trầm hương để làm vật sính lễ. Không còn sự lựa chọn nào khác, cô - cậu đều hạ quyết tâm bí mật dắt nhau lên núi Hòn Hèo tìm trầm hương rồi sau đó tiến ra biển để hái yến sào. Như bị lạc vào nơi ốc đảo “không một dấu chân người”, họ cứ đi đi mãi mà vẫn không thấy trầm hương đâu - cho đến khi màn đêm buông xuống lúc nào không hay. Vừa mệt, vừa đói lại vừa khát nước, cả hai thiếp đi trong giấc ngủ. Khi tỉnh dậy thì không còn thấy người yêu đâu cả, cô gái đau đớn lần theo dấu vết từng giọt máu, nhưng bóng dáng người bạn trai thân yêu của mình vẫn “biệt vô âm tín”. Và tiếng khóc của người con gái cũng lịm dần đi trong sự tuyệt vọng, chỉ có nước mắt là vẫn chảy, chảy mãi theo các khe đá như dòng nước trong lành - hễ nước mắt thấm vào đâu là chỗ có vết máu của chàng trai lại hiện lên những chùm phong lan rực rỡ sắc màu, đung đưa trong gió…
Không biết cái tên “suối Hoa Lan” ra đời có giống
như câu chuyện tình đầy nước mắt vậy không? Nhưng dù sao cũng “khen ai đã khéo
đặt tên” - vừa thực, vừa mộng, vừa có ấn tượng về một vùng đất huyền thoại. Nó
góp thêm vào bộ sưu tập “suối” của tỉnh Khánh Hòa càng thêm phong phú. Đó là
suối Đổ, suối Ngỗ, suối Ồ Ồ, suối Ba Hồ, suối Đá Xẻ, suối Cát và suối… Hoa Lan.
Có thể nói, ở duyên hải miền Trung chưa có một hòn đảo hay bán đảo nào có dòng
nước ngọt tuyệt vời hơn suối Hoa Lan. Có lẽ bán đảo Hòn Hèo (suối Hoa Lan)
giống như một con khủng long rúc đầu vào núi và duỗi cái đuôi ra biển. Nhờ vậy
mà hệ thống mạch ngầm từ dãy Trường Sơn dồn về tắm mát quanh năm, tạo độ ẩm cho
các loài thực vật phát triển. Nơi đây là thế giới của lan rừng. Ngày trước lan
rừng nhiều lắm - là nơi hội tụ của nhiều giống phong lan như: từ vũ nữ, phượng
hoàng, tai trâu, đuôi sóc, đuôi chồn, đuôi gà, tiên nữ, quế hương…. Nó mọc ra
từ thân cây cổ thụ hoặc bám vào vách đá, đến đây lúc nào cũng gặp hoa nở, cùng
với tiếng chim rừng vang hót líu lo. Người ta còn tận dụng nguồn nước ngọt trời
cho này để xây bể nuôi hàng nghìn con cá sấu. Những chú voi con từ bản Đôn đưa
về đây còn tinh nghịch thập thò cái vòi bé bỏng ra câu nhử cá sấu làm trò vui
cho du khách.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét