Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Hiển thị các bài đăng có nhãn tourdulichnhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tourdulichnhatrang. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

DU LỊCH NHA TRANG CITY TOUR NHA TRANG 4

Mã tour: ĐHVSG-City Tour NT4
Thời gian: 1 ngày
Giá tour: 768.000đ/Khách 
Khởi hành: Hằng ngày
Phương tiện: Xe đời mới 4 – 7 chỗ
Liên hệ: 083.5110854
Hotline: 0919 80 77 33
Quý Khách sẽ vui chơi thoải mái tại khu du lịch 5 sao Vinpearl Land (Hòn Ngọc Việt) - đẳng cấp quốc tế, đi cáp treo qua biển dài 3km. chơi các trò chơi cảm giác mạnh như lướt ván, xe điện đụng….xem nhạc nước – một loại hình nghệ thuật đặc biệt kết hợp của ánh sáng- âm thanh và nước. tắm biển và tắm hồ bơi lớn nhất Đông Nam Á. Đội ngũ “Hướng Dẫn Viên Thổ Địa” của Dong Hanh Viet Saigon Travel  luôn chăm sóc Quý Khách tận tình và là làm hài lòng Quý Khách bất cứ yêu cầu nào nhỏ nhất.

CITY TOUR NHA TRANG 4
Tour Nha Trang Vinpearl land – TT Suối Khoáng Nóng  Tháp Bà
Thời gian: 1 Ngày – Phương Tiện: Xe du lịch

08h00:  Xe và Hướng Dẫn Viên Dong Hanh Viet Saigon Travel đón Quý Khách tại khách sạn. Khởi hành ra bến cáp treo Vinpearlland – một trong những cáp treo vượt biển dài nhất Đông Nam Á. Vào Khu Du Lịch Vinpearlland, quý khách tự do tham gia các trò chơi:
1. Trò chơi Cảm Giác Mạnh:
- Đu quay nhào lộn (Quay liên tục trong 15' từ thấp lên cao, khi ở độ cao 50m Quý Du Khách sẽ có cảm giác mọi vật xung quanh đều rất nhỏ bé, Quý Khách có thể ngắm toàn cảnh Bán Đảo Hòn Tre).
- Tàu Lượn siêu tốc: Với tốc độ cao uốn lượn qua nhiều vòng xoáy khác nhau, lúc thì lên trời, lúc thì xuống mặt đất, Quý Khách thật sự cảm nhận được cảm giác mạnh.
- Đu quay dây văng: Khi cưỡi lên những chú ngựa với tốc độ quay cao, cứ mỗi lần sợi dây văng ra, Quý Khách cảm thấy như bị thoát khỏi lực hút của trái đất để bay vào vũ trụ.
- Trượt thác: Để tham gia trờ chơi này, Quý Khách phải mặc áo mưa, sau đó ngồi vào những chiếc xuồng hơi từ độ cao 50m (đỉnh thác) tuột xuống chân thác, khi chạm mặt nước sẽ văng lên tạo thành những bọt nước trắng xoá.
- Trò chơi Búa Đập: Sau khi ngồi vào ghế, thắt dây an toàn, các bạn sẽ được đưa lên độ cao 50m sau đó thả rơi tự do, không cần nói thì ai cũng hiểu cảm giác như thế nào.
2.  Trò chơi Cảm Giác Nhẹ: Cưởi Bò Tót, Xe điện đụng, xem phim 4D, Thuỷ Cung, Trò chơi điện tử....
 12h00: Đoàn dùng bữa trưa tại nhà hàng trên Khu Du Lịch Vinpearland và nghỉ ngơi. Tiếp tục tham gia các trò chơi trong Khu Du Lịch: Trò chơi ảo Vườn cổ tích, Xe đụng,Thiên đường trẻ em.
14h00:  Đoàn lên cáp treo, quay về đất liền, xe đón đoàn đi tham quan mua sắm tại Chợ Đầm (hoặc Chợ Xóm Mới)
17h00:  Quý Khách dùng đặc sản Nha Trang (Nem Nướng Ninh Hoà hoặc Bò Né Nha Trang  tại những nhà hàng nổi tiếng nhất ở Nha Trang  Xe đưa đoàn về khách sạn, kết thúc chương trình tham quan, chia tay Quý Khách và hẹn ngày gặp lại
14h00:  Tàu đưa Quý khách tham quan Khu du lịch suối khoáng Tháp Bà với dịch vụ “Ôn tuyền thủy liệu pháp” , Ngâm nước khoáng nóng, Tắm bùn khoáng (vé tự túc). Trên đường về, tàu đưa Quý khách ngắm toàn cảnh Thành Phố Biển Nha Trang từ sông Cái – Nha Trang. Sau đó, đi Chợ Đầm để Quý Khách mua đặc sản về làm quà cho người thân, đoàn về Nha Trang đi thưởng thức món đặc sản Nem Ninh Hòa. Xe đưa đoàn về khách sạn, kết thúc chương trình tham quan chia tay và hẹn ngày gặp lại.

GIÁ TOUR TRỌN GÓI: 768.000 VND/Khách

GIÁ BAO GỒM
Xe ôtô máy lạnh tham quan theo chương trình,
02 bữa ăn chính (ăn trưa, ăn chiều: 80.000 – 90.000 VND/khách/bữa),
Hướng dẫn viên “thổ địa” nhiệt tình chu đáo,
Nước khoáng 02 chai Aquafinal/người/ngày tham quan,
Phí tham quan theo chương trình và phí phục vụ,
Bảo hiểm tai nạn du lịch: theo tiêu chuẩn Việt Nam, mức bồi thường tối đa 30.000.000 VNĐ/01 vụ việc,
Giá trên không áp dụng cho các ngày lễ, tết và cận lễ, cận tết.

GIÁ KHÔNG BAO GỒM
Chi phí cá nhân, mua sắm, ăn uống ngoài chương trình,
Thuế Giá trị gia tăng (VAT).

GIÁ DÀNH CHO TRẺ EM
Trẻ em dưới 05 tuổi: Miễn phí, ăn uống bố mẹ tự lo cho bé, 
Trẻ em từ 05 - 10 tuổi: Giá tour bằng ½ giá người lớn,
Trẻ em từ 11 tuổi trở lên: Giá tour như người lớn.

PHỤ THU
Mùa lễ, tết: Giáng sinh và Tết Tây (18/12 – 9/1), Tết Ta (2/2 – 6/2), ngày Thống nhất đất nước và ngày Quốc tế lao động (30/4 – 1/5), ngày Giỗ tổ (12/4), ngày Quốc khánh (2/9), phụ thu 20% mức giá của bảng giá trên.

LƯU Ý
1. Giá trên chưa bao gồm thuế VAT, phí sân bay, phí xuất vé và các dịch vụ bổ sung. Do đặc điểm chung của ngành hàng không nên không thể có một bảng giá cố định. Hãy gọi cho chúng tôi sớm nhất để biết mức giá mới nhất và đặt vé trước
2. Chương trình có thể thay đổi phụ thuộc vào tình hình thời tiết nhưng vẫn đảm bảo các tuyến điểm tham quan như đã trình bày.

TRƯỜNG HỢP HỦY DỊCH VỤ VÀ GIẢM KHÁCH
Huỷ dịch vụ, giảm khách: Việc huỷ dịch vụ hay giảm số lượng khách được quy định như sau:
Mùa thấp điểm (1/5 đến 30/9):
Trước 7 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 3 ngày đến 7 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 3 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa cao điểm (1/10 đến 30/4):
Trước 30 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 21 ngày đến 30 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 21 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Mùa lễ - tết (18/12 – 9/1, 2/2 – 6/2, 12/4, 30/4, 1/5 và 2/9):
Trước 60 ngày so với ngày khởi hành: không tính phí
Từ 45 ngày đến 60 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 50%
Trong vòng 45 ngày trước ngày khởi hành: tính phí 100%
Đối với vé máy bay việc hủy hoặc giảm số lượng khách khách: Mức phí theo quy định của hãng hàng không.

THANH TOÁN
Việc thanh toán được thực hiện như sau:
• Đặt cọc: 70% giá trị tour ngay khi ký kết hợp đồng du lịch.
• Thanh toán phần còn lại: 30% giá trị tour còn lại phải được thanh toán chậm nhất 3 ngày sau ngày khởi hành.

CAM KẾT
Dong Hanh Viet Saigon Travel cam kết thực hiện đúng chương trình, tiêu chuẩn dịch vụ (xe, ăn uống,điểm tham quan) nếu Quý Khách không hài lòng bất cứ dịch vụ nào Công Ty hoàn trả cho Quý Khách 100% tiền tour.

QUY TRÌNH ĐẶT TOUR
Quý Khách vui lòng gọi điện vào số điện thoại Hotline: 0919 80 77 33 và cung cấp cho Công Ty chúng tôi địa chỉ email của Quý Khách, chúng tôi sẽ gởi cho Quý Khách chương trình tour, lịch khởi hành. Sau đó Công Ty sẽ cử nhân viên đến tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của Quý Khách liên quan đến chương trình du lịch. Nếu Quý Khách hài lòng Công Ty sẽ ký kết hợp đồng với Quý Khách và thực hiện tour đúng theo yêu cầu của Quý Khách.


Bất kỳ lúc nào chúng tôi cũng có thể giao vé cho quý khách
 

Travel with a local guide

 ĐỒNG HÀNH VIỆT SÀI GÒN - TRAO TRỌN NIỀM TIN

Thứ Ba, 17 tháng 9, 2013

CHÙA LONG SƠN


Ai về viếng cảnh Khánh Hoà
Long Sơn nên ghé tháp Bà đừng quên
Kim than Phật tổ nhớ lên
Nhìn ông Phật trắng ngồi trên lưng trời
Long Sơn Tự (LST) toạo lạc tại làng Phước Hải nay thuộc phường Phương Sơn thành phố Nha Trang. Lúc xe của chúng ta đi vào thành phố Nha Trang ngày hôm qua , hướng dẫn đã chỉ cho du khách thấy nơi tọa lạc Loang Sơn Tự và tượng Kim Thân Phật Tổ màu trắngta5i đường 23 tháng 10 dưới chân hòn Trại Thủy . ở Nha Trang có trên dưới 20 chùa nhưng LST là chùa có quy mô lớn nhất và nằm ở vị trí thuận tiện cho du khách và phật tử đến chime bái. mời quý khách xuống xe tập trung trong sân chùa để hướng dẫn đưa quý khách vào tham quan.
Chùa được khai sơn năm 1889 với tên gọi ban đầu là “Đằng Long Tự”, vị sổ khai sơn chùa là đức hòa thượng Ngộ Trí , tên thật là Nguyễn Văn Tám Nghi người ở Phú Yên. Ban đầu chùa chỉ là một ngôi nhà tranh vách đất dựng trên Hòn Trại Thủy  địa điểm như quý khách thấy hiện nay.
Hòa Thượng Ngộ Trí đi tu từ nhỏ , đại bi đại đức được các tín đồ sung kính và đi theo rất đông. Ông còn là một thầy lang chuyên bốc thuốc chữa bệnh cho dân, có nghề mộc và nghề chạm trổ. Cùng với các tín đồ ông dựng lên một ngôi chùa  một căn hai trái  (tức Đông Liêu và Tây Liêu) đủ rộng cho 20 – 50 phật tử làm lễ cùng lúc, lợp ngói âm dương và đổi tên chùa từ Đằ Long Tự thành LST, chính tay hòa thượng làm một cái mõ hình cá chép, bảng hiệu LST – Duy Tân giáp dần cho chùa và tạc ba pho tượng (Tam Thánh): Thích Ca, Phổ Hiền, Đại Thê Trí (Văn thù). Hoa thượng viên tịch  cách đây hơn sáu mươi năm tín đồ cho xây tháp thờ tạc long vị khai sơn chùa tại hậu tổ chùa  ở phía Tây Nam cách chùa 1000m, chùa được nhận sắc phong “Sắc Tứ Long  Sơn Tự”.
Năm 1940 Nha Trang bắt đầu được mở rộng với quy mô một thị xã, vẻ hoang dã, u tịch của Hòn Trại Thủy dần dần bị biến mất dưới ánh đèn của những dãy phố mới đươc xây cất. Dân di cư vào Nha Trang ngày càng đông chủ yếu là các tín đồ đạo Phật . Chính vì vậy LST được xây dựng lại bằng kiến trúc và vật liệu mới như: xi măng, cốt thép và gạch. vẫn lợp ngói âm dương và mang đầy đủ dáng dấp vẻ đẹp điển hình của một ngôi chùa kiể  Á Đông. Chính điện được mở  nhiều lần đủ cho hang trăm tín đồ làm lễ cùng lúc. Chùa có đủ tiền đường, hậu sành, nhà tăng, phòng khách, nhà bếp…
Trong quá trình xây dựng chùa không thể không kể đến công sức đóng góp của các cụ Trần Đăng Khoa, Tôn Thất Quyền, lúc đó cụ Quyền và cụ Khoa là Hội Trưởng và Hội Phó Hội Phật Giáo Thống Nhất tỉnh Khánh Hoà. Cũng như hoàng thân Xuphanuvong là kỷ sư công chánh lúc bấy giờ nguyên là chủ tịch nước Cộng Hòa Dân Chủ Nhân Dân Lào, cụ Khoa về sau là phó chủ tịch quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
Cùng lúc với việc đại trùng tu, một tượng Phật Thích Ca  Mâu Ni bằng đồng nặng 700kg cao 1m6  đã được đúc, cho đến nay đó là bức tượng chính và quý  nhất LST được đặt tại vị trí quan trọng nhất điện thờ, sau bức tượng là chiếc gương điện luôn tỏa sang ngày đêm tượng trưng cho hào quang của Phật.
Năm 1963 Thích Ca Phật Đài (TCPĐ) với tượng Phật Thích Ca được xây dựng trên đỉnh Hòn Trại Thủy cao 39m so với mực nước biển, bằng xi măng cốt thép, do kỹ sư Phúc Điền phụ trách cùng với sự đóng góp của trường Bồ Đè và hang nước mắm Liên Thành cùng với các tín đồ Phật Tử xa gần. đây thực sự là tượng đài đánh dấu sự đấu tranh thắng lợi chống sự đàn áp Phật Giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm của Hội Phật Giáo Miền Trung, dưới chân đế của TCPĐ là hình ảnh các vị tăng, ni đã tự thiêu như là một hình tượng cuối cùng để chống lại chế độ đàn áp Phật giáo của chính quyền ngô, một triệu bao xi măng đã được sử dụng để xây dựng công trình kiến trúc này. Tượng quay mặt về hướng Đông cao 18,5m, tòa sen hình bát giác cao 7m, than tượng cao 11,5m, rộng 6m, từ đỉnh tượng đến sân trước của chùa độ cao chênh lệch đến 50m, du khách sẽ leo lên lên 150 bậc thang để lên thăm khu Kim Thân Phật Tổ. ngôi chùa hiện nay là kết quả của đợt trùng tu năm 1971, nhìn chung chùa vẫn tọa lạc tại vị trí củ, kiến trúc cơ bàn của chùa vẫn không thay đổi song tiền sảnh được mở rộng gấp nhiều lầnd9u3 chổ cho 500 người làm lễ. Phối cảnh trước chùa và xung quanh hầu như bị thay đổi hoàn toàn, hiện nay LST  là trụ sở của Hội Phật Giáo Miền Trung, Hội Phật Giáo Tỉnh Khánh Hòa, là nơi tuyên truyền, cổ động và truyền bá Phật Giáo, đào tạo các tăng lữ. Sau mỗi kỳ đại trùng tu, sinh hoạt và truyền bá đạo Phật ở Khánh Hòa lại càng phồn thịnh thêm, đạo Phật ăn sâu vào gốc rễ của mỗi gia đình người dân Nha Trang, có đến 70% dân số Nha Trang là tín đồ Đạo Phật.
       Quý khách đến Nha Trang không thễ không viếng thăm LST bởi lẽ đây không chỉ là chùa trung tâm mà còn là chính đường đạo Phật ở Khánh Hòa mà vì đây còn là điểm cao nhất , một thắng cảnh của thành phố biển. tuy nằm ngay bên cạnh QL1A nhưng trước chùa vẫn giữ được vẻ huyền bí cao siêu  bởi những hang bồ đề cổ thụ tỏa bóng mát sum suê, những vườn hoa cây cảnh, những vườn cây ăn trái được tạo dáng sơn thủy hữu tình, hướng dẫn sẽ dành 40 phút để quý khách vào viếng chùa sau đó đoàn chúng ta sẽ di chuyển đến Chợ Đầm. 

HÒN MUN

Sự tích về hòn đảo màu đen (Hòn Mun)
Ấn tượng đầu tiên về Hòn Mun là sự tương phản sắc màu giữa biển và đảo. Nổi bật giữa màu xanh rất lạ của nước biển là màu đen của hòn đảo, trông chẳng giống đảo chút nào. Có gì mà ở đây lại thu hút nhiều du khách thế nhỉ?!
Hòn Mun cách thành phố Nha Trang 1giờ 30 phút đi bằng canô
Đây từng là ngọn núi lửa phun phún thạch. Theo thời gian, bề mặt đổi màu, tạo thành hòn đảo với chiếc áo đen. Địa danh này càng trở nên đặc biệt khi được thổi vào hơi thở của những câu chuyện cổ xưa.
Tương truyền, có ông tiên nhìn trộm các nàng tiên tắm. Không may, ông bị phát hiện. Tức giận, các tiên nữ về tâu ngọc hoàng. Ông tiên nọ bị đày xuống trần, chỗ Hòn Mun bây giờ, làm công việc đẽo đá. Ông bắt đầu đẽo từ hướng Đông và Đông Nam, bổ rìu từ trên đỉnh xuống, lấy rẻo đá quẳng sang phía Tây, tạo nên hình dáng đảo bây giờ: hướng Đông là vách đá dựng đứng, còn phía Tây toàn là đá tảng.
Sau một thời gian, thấy ông tiên làm việc chăm chỉ, các tiên nữ động lòng, xin ngọc hoàng xóa lệnh phạt, cho "người trót dại" về nhà trời.
Ngày nay Hòn Mun là khu bảo tồn biển quốc gia, nơi bạn có thể lặn ngắm hàng nghìn sinh vật biển cả ngày không chán
Tiến Đạt

NHA TRANG NHỮNG MỐC LỊCH SỬ

So với lịch sử mở đất hơn 350 năm của Khánh Hòa, Nha Trang vẫn là vùng đất non trẻ. Từ năm 1653 đến giữa thế kỷ XIX, Nha Trang là khu vực hoang vu nhiều thú dữ thuộc phủ Diên Khánh. Nhưng từ đầu thế kỷ XX, bộ mặt Nha Trang đã thay đổi nhanh chóng.
Tới năm 1924,
Nha Trang trở thành một thị trấn được nâng lên từ các làng cổ Xương Huân, Phương Câu, Vạn Thạnh, Phương Sài, Phước Hải. Thời Pháp thuộc, các cơ quan chuyên môn của chính quyền thuộc địa như Tòa Công sứ, Giám binh, Bưu điện… đều được đặt tại Nha Trang, tuy nhiên, các cơ quan Nam triều vẫn đóng ở Thành Diên Khánh (cách Nha Trang 10km về phía Tây Nam và nằm trên đường Thiên lý Bắc - Nam).
Năm 1937
Nha Trang được nâng lên thị xã.
Ngày 27/1/1958, chính quyền Ngô Đình Diệm ban hành Nghị định 18-BNV bãi bỏ quy chế thị xã, chia
Nha Trang thành 2 xã là Nha Trang Đông và Nha Trang Tây thuộc quận Vĩnh Xương.
Năm 1970, thị xã
Nha Trang được tái lập, đóng vai trò là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa, gồm 2 quận: quận 1 và quận 2.
Năm 1971, thị xã
Nha Trang được chia thành 11 khu phố, trong đó, quận 1 có các khu phố Vĩnh Hải, Vĩnh Phước, Ngọc Hiệp, Vạn Thạnh, Duy Tân; quận 2 có các khu phố Vĩnh Nguyên, Vĩnh Trường, Phương Sài, Tân Phước, Tân Lập, Phước Hải. Đến tháng 8/1972, các khu phố này được đổi thành phường.
Ngày 2/4/1975,
Nha Trang hoàn toàn giải phóng.
Tháng 9/1975, quận 1 và quận 2 được hợp nhất thành thị xã
Nha Trang.
Ngày 30/3/1977, thị xã
Nha Trang được nâng lên cấp thành phố trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ tỉnh Phú Khánh (bao gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa hiện nay). Phần đất 7 xã của huyện Vĩnh Xương cũ trước đây là Vĩnh Thái, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Hiệp, Vĩnh Lương, Vĩnh Trung, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Phương được cắt ra khỏi huyện Khánh Xương sáp nhập vào Nha Trang  Năm 1978, thành lập xã Phước Đồng thuộc Nha Trang.
Ngày 1/7/1989, tái lập tỉnh Khánh Hòa từ tỉnh Phú Khánh cũ,
Nha Trang là tỉnh lỵ tỉnh Khánh Hòa.
Ngày 22/4/1999, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định công nhận
Nha Trang là đô thị loại 2.
Ngày 22/4/2009, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định công nhận thành phố
Nha Trang là đô thị loại 1. 

HÒN MIỄU

Hòn Miễu chỉ cách bờ 7km hay còn gọi là Hồ Cá Trí Nguyên (đảo Bồng Nguyên) với diện tích khoảng 1,3km² được xây dựng năm 1971, do sáng kiến độc đáo của ông Lê Cẩn một dân cư Nha Trang. Ông đã ngăn biển xây đập dựng nên một hồ dài 160m, rộng 130m, chia làm 3 ô với hơn 40 loại cá : ô cá dữ, ô cá cảnh và ô cá ăn thịt. Ông đã đặt mua thêm cá, tôm, đồi mồi và nhiều loại sinh vật biển khác tạo nên một thế giới có hàng trăm loài. Hiện nay ở Hồ Cá Trí Nguyên được xây dựng thêm thủy cung dưới dạng chiếc tàu Titanic. Sau 1975 ông Lê Cẩn giao lại cho Công ty du lịch Khánh Hòa quản lý Hồ Cá Trí Nguyên. Trên đảo này có khá nhiều người dân sinh sống, nhiều bãi tắm đẹp thay vì bãi biển là cát thì đây chỉ toàn là sỏi.

HÒN MUN


Khi đi thuyền quý khách cứ việc phóng tầm mắt của mình nhìn về các phía và quý khách sẽ bắt gặp 3 hòn đảo đứng giăng hàng, đó là Hòn Tằm, Hòn Một, Hòn Miễu và Hòn Mun.
Trong ba đảo này thì đảo Hòn Mun được nhiều du khách khi đến đây đều ưa thích hơn cả. Người ta gọi là “đảo Hòn Mun” vì phía Đông Nam của đảo có những mỏm đá nhô cao vách đá dựng đứng, hiểm trở với nhiều hang động và đặc biệt có màu đen tuyền như gỗ mun, rất hiếm thấy ở những nơi khác. Hòn Mun là một trong 7 hòn đảo trên biển Nha Trang có chim yến làm tổ, hàng năm tại đây thu hái được hàng ngàn tai yến.
Bãi Tắm Hòn Mun không có cát trắng mịn màng như ở Bãi Trũ mà được cấu thành từ những lớp sỏi lớn nhỏ được mài dũa đan xen kẽ nhau lô nhô ở ngoài bãi và khi đến với đảo Hòn Mun quý khách cũng đừng quên bỏ qua cơ hội lặn biển ngắm rừng san hô trùng điệp đủ mọi hình dạng dưới đáy đại dương kéo theo sự quần tụ sinh sống của hàng loạt các loài cá biển, cá cảnh và nhiều động thực vật khác dưới đáy biển. Trên đảo Hòn Mun có rất nhiều các dịch vụ như thuê đồ lặn biển, ngắm san hô, lướt ván, đi canô... Quý khách có thể thuê mướn tại đây, vì vậy quý khách có thể tắm biển quan sát chốn thủy cung và tự tay tìm chọn cho mình những vật kỷ niệm của đáy đại dương.

HÒN TẰM


Hòn Tằm nằm ở phía Nam vịnh Nha Trang thuộc thành pho Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Hòn Tằm là một điểm du lịch sinh thái biển đảo hấp dẫn, nơi đây vẫn còn lưu lại vẻ hoang sơ của thiên nhiên với thảm rừng nhiệt đới xanh mướt, bờ cát dài lãng mạn.
Hòn Tằm là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất của tỉnh Khánh Hòa. Bàn tay con người đã làm cho vẻ đẹp hoang sơ ấy càng trở nên hấp dẫn hơn.
Có một con đường nhỏ bao quanh đảo, giúp cho du khách thích đi dạo sẽ có dịp ngắm nhìn trời mây non nước... Những chòi lá e lệ nằm dọc bờ cát trắng mịn cùng những tòa nhà thấp thoáng trong rặng cây khiến du khách vô cùng thích thú, và mong muốn được ngả mình nghỉ ngơi dưới bóng mát của những chòi lá ấy. Và trong làn nước biển trong xanh, khách có thể ngắm nhìn đàn cá bơi lội tung tăng, gần đến nỗi tưởng như chỉ đưa tay xuống nước là có thể bắt được.
Đến hòn Tằm, du khách được lặn thám hiểm biển, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hòn Tằm từ trên cao trên những chiếc dù bay hoặc có thể đua tốc độ cùng với những con sóng trên chiếc Jestki...có thể chơi bóng chuyền bãi biển, đua xuồng Kayak, leo núi...hoặc nằm dài trên những chiếc ghế ngắm mây trời và sóng biển. Sẽ chẳng có gì thú vị hơn khi được ngả người trên bãi cát ngắm hoàng hôn đỏ rực ráng chiều trên đảo mãi đến khi chúng chìm vào bóng tối.
Hơn thế nữa, hòn Tằm đã có những dịch vụ chuyên nghiệp và cao cấp, những phòng ngủ sang trọng có truyền hình vệ tinh, điện thoại. Phòng hội nghị có thể tổ chức được các cuộc họp khoảng 100 khách. Những trò chơi mới lạ, hấp dẫn luôn được khám phá, tìm tòi để đổi mới và đổi mới liên tục, đáp ứng yêu cầu của du khách.
Ở hòn Tằm có dịch vụ lửa trại dành cho du khách muốn nghỉ đêm trên đảo. Khu dã ngoại này có 200 chiếc lều rực rỡ xinh xắn. Tham gia đêm lửa trại, du khách sẽ được uống rượu cần, ăn đồ nướng, và hát hò suốt đêm.

THÀNH CỔ DIÊN KHÁNH

Nằm cách Nha Trang 10 km. Năm 1663 chúa Nguyễn Phúc Tần đem quân đi đánh Chiêm Thành chiếm đất Kathana lập nên dinh Thái Khang, nhận thấy vùng này liền núi, cạnh sông nên chúa Nguyễn cho thiết lập đồn lũy để tăng cường phòng thủ. 1690 dinh Thái Khang được đổi thành dinh Bình Khang. 1742 đổi thành phủ Diên Ninh. 1775 quân Tây Sơn đánh bại chúa Nguyễn chiếm thành Diên Khánh. 1793 Nguyễn Huệ mất nhà Tây Sơn yếu dần. Nguyễn Anh cùng Võ Tánh và Nguyễn Văn Trương đem quân tiến đánh Diên Khánh, thấy nơi đây là địa Bàn chiến lược quan trọng lâu dài. Nguyễn Anh quyết xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc, một vành đai phòng ngự từ xa.

Thành Diên Khánh là quần thể kiến trúc quân sự theo kiểu Vauban, 1 hình mẫu thành quân sự phổ biểnvào thế 17, 18 ở Tây Âu. Thành chiếm diện tích khoảng 36.000 m2. Tường thành hình lục giác nhưng không đều nhau dài 2.693 đắp bằng đất. Trên mỗi cạnh tường thành chia thành nhiều cạnh nhỏ, uốn lượn, nên các góc thành không nhô ra mà vẫn đảm bảo quan sát được 2 bên. Tường thành cao khoảng 3,5 m. mặt ngoài tường thành gần như dựng đứng, mặt trong có độ thoải và được đắp thành 2 bậc tạc đường vận chuyển thuận lợi ven thành. Bên thành có hào nước sâu từ 3 – 5 m bao quanh. Khi xây dựng thành xong, thành Diên Khánh có 6 cửa ở 6 cạnh tường thành, nay chỉ còn lại 4 cửa: Đông – Tây – Tiền – Hậu. Năm 1823 cửa Hữu và Tả đã bị lấp tới nay không còn dấu vết gì. Nay chỉ còn 2 cổng Đông – Tây gần như nguyên vẹn. Theo tư liệu cũ trong thành có nhiều kiến trúc độc đáo như hoàng cung, cột cờ, dinh tuần vũ, dinh án sát, nhà kho. Khi xây dựng xong thành Diên Khánh do hoàng tử Cảnh và Bà Đa Lộc chỉ huy trấn giữ. Vào năm 1885 – 1886 thành Diên Khánh từng là tổng hành dinh của nghĩa quân Cần Vương do Thịnh Phong chỉ huy và là cơ sở cách mạng 1945.
  Hiện nay thành Diên Khánh được nhà nước công nhận là di tích lịch sử.

NHA TRANG

Nằm gọn trong lòng 1 thung lũng trước núi và ven biển. Thành phố có diện tích 238 km2, dân số khoảng 263.000 người ( 4 – 1989 ), với 19 hòn đảo lớn nhỏ nằm xa gần, trong đó có đảo Hòn Tre diện tích 36 km2 đứng sừng sững – một yếu tố góp phần tạo điều kiện khí hậu tuyệt vời cho Nha Trang.
             Nha Trang có điển tích lạ và hay, người xưa gọi là “ Tứ thủy triều quy, tứ thú tụ. Đó là 4 quả núi hội tụ lại đã giữ gìn sinh khí cảnh sắc tạo nên một vùng khí hậu tuyệt vời cho thành phố. Bốn quả núi đó là núi Cảnh Long còn có tên là: “ Thanh Long Hý Thủy ” ( Rồng xanh giỡn nước ), Hòn Sanh Trung ở HàRa ( “ Bạch Tượng quyện hồ ”, voi trắng cuốn hồ . Núi con dơi hay còn gọi là hòn Trại Thủy; hòn Một ( núi Con Rùa hay hòn Hòa Sơn ).
             Nước biển Nha Trang quanh năm trong xanh và đáy biển Nha Trang là nơi hội tụ những tập đoàn san hô nhiều màu sắc và tạo điều kiện cho việc sinh sôi nẩy nở hàng ngàn loại thực vật và động vật biển một nguồn hải sản vô tận cho Nha Trang.

NHA TRANG XƯA


Quận Ninh Hòa nằm trong tỉnh Khánh Hòa, có tỉnh lỵ đặt tại thị xã Nha Trang. Tổng số diện tích quận Ninh Hòa khoảng chừng 1.196 cây số vuông (km2); phía Bắc giáp Vạn Giã (thuộc quận Vạn Ninh), phía Nam giáp Nha Trang, phía Tây giáp tỉnh Đắc Lắc, và phía Đông giáp biển Đông Hải. Dãy Trường Sơn có núi non hiểm trở ở về phía Tây quận Ninh Hòa, còn phía Đông có quốc lộ số 1 chạy dọc bờ biển.
Từ quận Ninh Hòa ra Vạn Giã đường bộ độ 27 cây số (ra Huế 594 cây số), vô Nha Trang độ 32 cây số (vô Sài Gòn 475 cây số), lên Buôn Mê Thuột độ 162 cây số. Ðường sắt song song với quốc lộ số 1 là hai trục lộ giao thông chính nối liền Nam-Bắc xuyên qua Sài Gòn, Nha Trang, Ninh Hòa, Huế ... Còn quốc lộ số 21 (nay đổi là 26) bắt đầu từ ngã ba Ninh Hòa (có cái bùng binh tại đây xây trước năm 1975) gần sân vận động cũ, cũng không kém phần quan trọng nối liền Ninh Hòa với các tỉnh cao nguyên đất đỏ xuyên qua Dục Mỹ, Khánh Dương và Buôn Mê Thuột.
Dân số Ninh Hòa ước lượng khoảng trên 200 ngàn người với mật độ trung bình gần 200 người trên mỗi cây số vuông. Dân cư Ninh Hòa đa số làm nghề nông ở các miền đồng bằng, làm nghề đánh cá ở ven biển; riêng nghề làm gạch gói ở Ninh Xuân (Giếng Bọng) và làm muối thì ở Hòn Khói.
Trước năm 1975, một số tiểu công nghệ đặc thù "cha truyền con nối" như làm nghề bánh tráng, bún, bánh nậm, bánh ít, bánh xèo, bánh căn, bánh dây, bánh hỏi, chả, nem, thợ rèn, làm vôi v.v.. hầu hết tập trung ở Xóm Rượu. Đặc biệt, chả và nem ở đây rất nổi tiếng cả nước không đâu bằng. Một thiểu số sống ở những triền núi như Phong Thạnh, Phú Hữu, hòn Hèo, hòn Sầm v.v… làm nghề trồng trọt và đốn cây bán làm củi. Một số ít người Thượng sắc tộc Rhadé (quen gọi là Đê) từ vùng cao nguyên xuống chợ sinh hoạt hàng ngày trong việc đổi chác thịt thú rừng, vải vóc, hoa quả như đậu xanh, dưa hấu, bí đỏ…
Người Hoa tập trung sinh sống dọc hai bên đường Trần Quý Cáp từ đường lên ga cho đến cầu Dinh, nhưng nhiều nhất phải kể khu vực quanh chợ Dinh (xem bài viết của Dương Tấn Long "Sông Dinh Qua Thi Ca - Phần 8"). Hầu hết, họ sống bằng nghề thương mại và đã cùng một thiểu số người Việt làm chủ những tiệm buôn đồ sộ làm tăng thêm phần sầm uất cho phố chợ Ninh Hòa, chẳng hạn như:
   Tiệm tạp hóa: Nam Thuận Lợi, Ba Ta, Tân Sanh, Phú Càn Ích, Lý Du Hòa, A A, Hương Giang, Hưng Ký, Thuận Lợi...
   Tiệm thuốc Bắc: Lợi Phát, Gia Phát, Hàng Vạn Tường, Nguyên Phát, Khâu Thiên Bồi, Phổ Tế Ðường, Ninh Hòa, Vĩnh An Hòa, Phước Vũ, Hàn Phương Viên..
   Tiệm thuốc Tây: Bình Minh, Ninh Hòa, Ngọc Việt, Tấn Đắc...
   Tiệm xây dựng kiến thiết: Cẩm Sanh, Liên Thành, La Lợi...
   Tiệm phụ tùng xe: Ðông Thành, Tiến Mỹ, Hòa Lợi...
   Tiệm sách: Trung Thành, Vừng Ðông, Khai Trí, Văn Hóa, Khai Ðức...
   Tiệm vải: Ðồng Thái, Ðỗ Trân Ký, Ích Thành, Hiệp Thành, ...
   Tiệm chụp hình: Ánh Hưng, Vừng Ðông, Mỹ Quang, ...
   Tiệm bánh kẹo: Lợi Hanh, Dân Dân, ....
   Tiệm vàng: Hoa Phát, Kim Thành, Liên Kim...
   Tiệm may: Trường Ðôn, Thời Trang, Mỹ Trang ...
   Tiệm giày: Trúc Thọ, ...
   Tiệm bán và sửa đồng hồ: Kim Quang,...
   Tiệm nhang: Vạn Lợi, ...
   Tiệm nem: Thái Thị Trực, ...
   Tiệm hủ tiếu, mì, bánh bao: Ðại A, Tự Nhiên (ông Tù)
   Tiệm bán guốc: cô Hường (trong lòng chợ), chị Diệp...
   Tiệm gạo: Châu Nam Hòa, bà Tám ...
   Ðại lý thuốc lá: Cẩm Hưng, ...
Một số tiệm đáng được ghi nhận nằm trước sân vận động cũ , phục vụ các phương tiện chuyển vận và giải khát như:
Tiệm hàn, điện, sửa xe vá các loại lốp xe hơi: Hòa Hưng, Nguyễn Ánh, Nguyễn Quang, Ðức Lượng,...
Tiệm kem: Thiên Hương,...
Ninh Hòa có tất cả 3 đèo: 
   đèo Cạnh (hay đèo núi Đeo) tại cây số 10 (Ninh Xuân) trên Quốc lộ 21,
   đèo Rọ Tượng nằm ở phía nam và
   đèo Bánh Ít ở phía bắc,
và một con sông, sông Dinh. Sông Dinh rộng lớn và dài khoảng 10 cây số, do 3 sông con bên dưới đây xuôi về gặp nhau tại cuối làng Ðiềm Tịnh, có địa danh là: "Họng Ngã Ba".
(1) Sông Lốt bắt nguồn từ Ðá Bàn.  Thượng nguồn có lòng hồ Ðá Bàn rộng mênh mông, nước trong vắt, chảy xuống các xã Ninh Phụng, Ninh Ðông.
(2) Sông Ðục (còn gọi là sông Ðá) hẹp hơn có nước đục quanh năm, chảy qua các xã Ninh Thượng, Ninh Thân, Ninh Phụng.
(3) Sông Cái chảy qua các xã Ninh Sim, Dục Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Bình, Bình Thành xuyên dưới cầu Bến Gành ở cây số 2 (quốc lộ số 21).  Thượng nguồn có lòng hồ Suối Trầu, rộng mênh mông.  Về mùa mưa, nước sông Cái thường đỏ ngầu.
Từ "Họng Ngã Ba", sông Dinh tiếp tục chảy qua cầu Sắt ở Vĩnh Phú, và cầu Dinh (trên có quốc lộ số 1 cũ) rồi chảy thẳng đến Tiên Du ra cửa biển Hà Liên, có làng Lệ Cam và Tân Tế quanh chân Hòn Hèo. 
Dân Ninh Hòa hồi ấy, hầu hết ai cũng biết rõ những nơi rất quen thuộc dọc dài theo sông Dinh như bến ông Đùm, bến bà Lép, lỗ lỡ gần nhà Thờ, đập Chợ Nhỏ thuộc xã Ninh Giang, đập Bờ Trang thuộc xã Ninh Phú v.v…
Vì nước lơ lớ mặn mà dân bản xứ thường gọi là nước "xả hai, sà hai" gần cửa biển, nên tại đây sông Dinh có đầy dẫy các loài cá như cá đỏ mang, cá trèn, cá trạch, cá hồng,.. nhưng đáng kể hơn hết là chình, một đặc sản “độc nhất vô nhị" của Ninh Hòa. Một chi nhánh rẽ ra từ sông Dinh phía trên đầu chợ chảy qua xóm lò heo, cầu Gỗ rồi cầu Trạm tạo ra nhiều mương, ao và bầu có rất nhiều lươn, cá rô, cá sặc, cá lòng tong, cá trê, cá trầu (lóc) và đặc biệt giúp ích cho nghề nông tát nước vào ruộng lúa.
Biển Hòn Khói và Hà Liên có nhiều loại cá ngon như cá thu, cá bò, cá cờ, cá lạc, cá cơm, cá lá, cá đối, cá măng, cá bóng mú, cá đuối, cá ngân, cá bạc má, cá chù, cá liệt, cá nhồng, cá trích, cá nục....và nhiều hải sản đặc biệt khác như tôm hùm, tôm tích, tôm thẻ, hải sâm, sò huyết, ốc gạo, ốc xúc, rau câu, v..v...
Trước năm 1975, Ninh Hòa có tất cả 3 trường trung học nổi tiếng: Trung học Công lập Trần Bình Trọng, Trung học Bán công Ninh Hòa và Trung học Công giáo Đức Linh. Ngoài ra cũng có một số trường trung học khác nhưng ít được giới học trò nhắc nhở tới chẵng hạn như Trung học Đức Quang gần kho thuốc lá, Trung học Bồ Đề trong khuôn viên chùa Phật Học và trường Tàu. Các trường tiểu học ở Ninh Hòa đào tạo những học sinh xuất sắc trong thời gian ấy phải kể đến trường Tiểu học Tư thục Đức Trí ở dốc Quán Xóm Rượu, trường Tiểu học Công lập Ninh Hòa (hay gọi Pháp Việt) đối diện bến xe Ninh Hòa (còn gọi bến xe ngoài), trường Tiểu học Công lập Mỹ Hiệp tọa lạc ở Xóm Mới v.v…
Dân Ninh Hòa đa số theo đạo Phật và đạo thờ cúng ông bà, một số khác theo đạo Thiên Chúa và Tin Lành và một số nhỏ theo đạo Cao Đài.
Đình Mỹ Hiệp ở Thị trấn Ninh Hòa, tiêu biểu kiến trúc truyền thống cổ với nghệ thuật chạm trổ, điêu khắc mỹ thuật, lớn và linh thiêng tọa lạc sát Quốc lộ 1 gần kho thuốc lá (quen gọi là Bataillon – deuxième bureau từ thời Pháp). Có rất nhiều chùa như chùa Cát (còn gọi là Trường Thọ) ở gần Gò Muồng, chùa Bửu Long trên cổng xe lửa ở Bình Thành, chùa Minh Hương ở cầu Gỗ; miễu như miễu ấp trong (miễu ấp Đông Thành) gần gò Lăng, miễu ấp ngoài (miễu ấp Bắc Hiệp), miễu Tây Tụ ở cầu Gỗ v.v… Riêng người Hoa có hai chùa chánh: chùa Hải Nam (chùa Tàu ở Vĩnh Phú) và chùa Hội Quán (chùa Quảng Ðông) ở thành Chùa sát đường Nguyễn Trường Tộ, ngõ lên chợ từ Gò Muồng, Xóm Rượu và chùa Tiều sát bên cầu Dinh.
Chùa lớn nhất là chùa Phật Học ở Vĩnh Phú, nhà thờ công giáo cổ nhất được người Pháp xây cất và tọa lạc một nơi vắng vẻ ở gò Muồng, còn nhà thờ hiện đại xây trên đường Nguyễn Huệ đối diện trường Trung học Bán công Ninh Hòa, và sau cùng là nhà thờ đạo Tin Lành nằm trước mặt kho thuốc lá. Riêng nhà thờ đạo Cao Ðài tọa lạc tại Dục Mỹ, cách Ninh Hòa khoảng 14 cây số.
Thắng cảnh đẹp nhất Ninh Hòa trong đó phải nói đến bãi tắm Dốc Lết, động cát Bá Hà, lâu đài tình ái Hòn Khói, suối Ba Hồ, hồ chứa nước Ðá Bàn, Trường Bơi, suối nước nóng Dục Mỹ, v.v…Có rừng núi xung quanh suối tạo nên phong cảnh hùng vĩ và thơ mộng. Nổi tiếng nhất là núi Hòn Vọng Phu cao 2051m nằm về hướng Tây Bắc và tháp Bửu Dương có 7 tầng tọa lạc tại thôn Ðiềm Tịnh, xã Ninh Phụng.  Lăng Bà Vú là một di tích lịch sử do vua Gia Long xây, để nhớ ơn công nuôi của bà khi nhà vua tìm đường ẩn náu tại địa phận Ninh Hòa.
Vì cận biển nên độ ẩm tương đối cao, thường nóng nực và hạn hán về mùa hè,  và vì lụt lội luôn xảy ra vào tháng 10 đến tháng 11 nên rét mướt kéo về những ngày cuối năm.
Sau Tết, các loại cây ăn trái như đào, mận, lựu, thanh long, xoài …, các loại hột như hột đác, hột xay, hột đười ươi vô số được bày bán ở chợ. Có nem lùi, nem nướng, nem chua của Thái Thị Trực và chả ram của bà Lột ngon tuyệt vời, đặc biệt có bánh xèo bà Chói, bà Lượng, bánh căn bà Ðức, mắm ruột cá bò kho với mỡ ăn với bánh ướt, trái quít dẻo hòn Sầm nấu xôi, bông nghễ hái tận hòn Hèo chấm mắm ốc suốt (xúc) Hà Liên là những đặc sản trứ danh của riêng Ninh Hòa mà đã ăn rồi thì không khi nào quên được!