Tại
đây có trưng bày mô hình hai con hải cẩu nhồi bông, nguyên trôi từ Bắc Cực
xuống được nuôi ở Viện cả năm trời rồi bệnh chết. Trước cổng Viện chúng ta sẽ
bắt gặp ngay mô hình cá Mao Tiêm được mệnh danh là nữ hoàng của biển cả là
giống cá quý hiếm – cho nên được chọn làm biểu tượng của Viện. Chính cái vẻ đẹp
bên ngoài của nó đã quyến rũ những con vật khi đến gần nó phóng ra nọc độc làm
tê liệt con mồi. Xin giới thiệu một vài động vật biển tiêu biểu :
Hồ Lớn:
+
Cá Mao Tiên: hay được gọi là Công Chúa Biển vì có màu sắc rực rỡ, nó có thể
thay đổi màu sắc tùy theo môi trường, tuy nhỏ nhưng mang nhiều độc tố, độc tố
của cá Mao Tiên name ở mang và vây cá. Loài cá này thường sinh sống ở vùng biển
có san hô.
+
Cá thù lù: có hình dáng giống như cá dĩa sọc vàng đen.
+
Cá chẽ bông
+
Sam biển: Là sinh vật thuộc họ giáp xác, thường khi di chuyển con đực và con
cái dính liền với nhau, vì vậy mà người ta mới nói là “dính như sam”. Con So,
có hình dạng giống như con Sam nhưng đi một mình, con So có nhiều chất độc vì
vậy các bạn nên cẩn thận.
+
Cá Đuối Điện: Thuộc bộ cá Sụt , có thể phóng ra tia lửa điện để tự vệ
+
Sao Biển: có 5 cánh, trên cánh có những xúc tua.
Hồ Nhỏ: cá Kia, san hô, cá mú, hải quì.
Hồ cá mập: Cá Mập Vây Đen là loại cá rất hung dữ thường
hay tấn công các loại cá khác, vì nó phải luôn hoạt động nên rất mau đói. Nó có
đôi hàm bén nhọn nhất trong các loại cá.
Hồ
Cá Nhám Da Beo: Dài khoảng 1m da có đốm giống như da của con beo. Hiện các nhà
khoa học đang nghiên cứu huyết thanh của nó trong việc điều trị bệnh ung thư:
Dọc
hành lang: là hồ nuôi các loại cá như: cá bò Picasso, cá bò đuôi én, cá bò da,
cá mó vệ sinh, hải quỳ, cá khoang cổ, tôm bác sĩ, cá chình bông, cá sơn đá, hải
quì ống và cá ngựa.
+
Cá ngựa : bơi đứng, đôi mắt có thể nhìn mọi phía, phát hiện con mồi và kẻ địch
mọi góc độ, đặc biệt con cái có nhiệm vụ đẻ trứng vào túi phía trước con đực,
còn con đực có nhiệm vụ mang buồng trứng 7 tuần chờ ngày sinh nở. Tại Việt Nam
có 8 loài cá ngựa sống chủ yếu ở các rạng San Hô, các thảm cỏ biển và các cửa
sông dọc theo bờ biển Việt Nam. Sách đỏ Việt Nam (xuất bản 1992) đã nêu tới 4
loài cá ngựa
+
Cá tầm : là loại cá quý hiếm chủ yếu sống tập trung ở vùng biển Catxpi nước
Nga, cá dài 2m nặng 500kg.
+
Cá hồi : cho ra loại trứng Carian hảo hạng, nếu được chế biến giá trị có thể
lên đến 400USD/kg.
+
Đồi mồi : làm đồ trang sức.
+ Chim yến : làm tổ vào mùa xuân, đến tháng
tư âm lịch thì xong, tổ yến hình bầu dục được làm từ nước bọt của chim yến. Tổ
yến sẽ bám chặt vào vách đá, lúc này những người khai thác sẽ gỡ tổ yến lần thứ
nhất, để có tổ đẻ trứng chim yến phải làm tổ lại lần thứ hai, sau khi chim con
trưởng thành người ta thu hoạch lần thứ hai, yến là loài chim có thể bay từ 300
– 400km mỗi ngày để kiếm mồi. Một kg tổ yến từ 1.500 – 2.000USD tùy loại. Hằng
năm tỉnh Khánh Hòa thu từ 1.500 – 1.700kg yến.
+
Bộ xương cá voi lưng gù : được phát hiệntại tỉnh Nam Hà vào 8-12- 1994 trong
lúc làm mương đào kinh thủy lợi nằm dưới mặt ruộng sâu 1,2m và tỉnh Nam Hà đã
giao cho Viện Hải Dương Học vào 10/1995. Bộ xương cao 3m, dài 18m, khoang bụng
rộng 2m, 48 đốt sống, loại cá này tuổi thọ 40 – 50 năm (thường chỉ dài từ 15 –
16m), nặng trung bình 80 – 100 tấn. Cá sinh trong vùng nước ấm mỗi lần sinh một
con, cá con trung bình dài 4 – 5m, nặng 1.200kg. Qua phân tích các nhà khoa học
cho rằng chú cá voi trưng bày trong Viện đã có trên 200 năm.
Vào
ngày 14/09/2002 Viện HDH kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Sở Nghề Cá Đông Dương
ngày 14/09/1922 (tiền thân của Viện HDH ngày nay). Trong 80 năm qua Viện HDH đã
nghiên cứu, chinh phục và bảo vệ biển Đông của Việt Nam. Viện đã thực sự trở
thánh trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ về biển của cả nước,
của khu vực và quốc tế…Mấy năm gần nay Viện được sự quan tâm của nhà nước nên
được nâng cấp cơ sở vật chất và chất lượng đội ngũ nghiên cứu khoa học.
Hiện
nay Viện có trên 300 cán bộ, công chức đang nghiên cứu triển khai khoa học ,
trong số đó có nhiều người được đào tạo trên đại học ở nhiều nước trên thế
giới. Trong khoảng 4 năm gần nay, đội ngũ nghiên cứu đã có thêm 17 thạc sĩ,
tiến sĩ ……Cuối năm 2001 Viện đã được Đại Sứ Quán Đan Mạch đầu tư 1,4 tỉ đồng để
cải thiện và nâng cấp một cách cơ bản “Cơ sở thí nghiệm và thuần hóa sinh vật
biển”. Đây là một công trình độc nhất vô nhị về đều kiện triển khai các thực
nghiệm cơ bản. Nơi đây lưu giữ bảo quản 20 ngàn mẫu sinh vật biển trên 100 ngàn loài sinh vật biển.
Viện
nghiên cứu về các vấn đề về biển và khí hậu nhằm phục vụ, bào vệ các hệ sinh
thái, phòng chống thiên tai, bào vệ môi trường, có cơ sở khoa học phục vụ, quản
lý phát triển bền vững vùng ven bờ. Viện HDH còn nghiên cứu khoa học, chuyển
giao công nghệ phục vụ cho việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế các vùng ven biển
(nuôi Vẹn, nuôi Hàu, nuôi Tôm trên cát, vùng đất nhiểm mặn, phục hồi các hệ
sinh thái san hô, cỏ biển) xử lý nâng
cao chất lượng môi trường nuôi trồng hải sản. Nghiên cứu đánh giá các tác động
của môi trường cho các dự án trọng điểm quốc gia. Cung cấp tư liệu, thông tin
khoa học và công nghệ biển. Viện đã in và xuất bản hơn 1000 công trình ấn phẩm
trong và ngoài nước.
Viện
đã tham gia nghiên cứu phát triển và triển khai các dự án hớp tác khu vực và
quốc tế. Tăng cường công tác bảo tàng, giáo dục cộng đồng bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, môi trường. Nhân kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Viện HDH đã khánh
thành khu nhà nghiên cứu thí nghiệm hải dương học và môi trường biển gấp 3 lần
so với trước nay với 100 tỷ đồng và noun nhận Huân Chương Lao Động hạng 3. Cũng
vào dịp này, Viện đã đón tiếp chủ tịch nước CHXHCN VN Trần Đức Lương đến thăm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét