Hỗ Trợ Trực Tuyến
Donghanhviettravels giamdocdonghanhviettravel dieuhanhdonghanhviet
kinhdoanhdonghanhviet infodonghanhviettravel huynhtamdonghanhviet

Translate

Thứ Tư, 18 tháng 9, 2013

NƯỚC MẮM CỬA BÉ

Khách du lịch mỗi khi có dịp đến thành phố biển NhaTrang đều cố gắng tìm cho được vài chai nước mắm Cửa Bé, niềm tự hào của người dân nơi đây, để dùng dần hoặc làm quà cho bạn bè, người thân.
Cửa Bé là làng chài ven biển (nay thuộc phường Vĩnh Trường), cả trăm năm nay bà con sinh sống chủ yếu nhờ nghề chế biến nước mắm. Đi qua đường Võ Thị Sáu đến bến cá Vĩnh Trường, lúc nào cũng thấy người mua kẻ bán, nhất là khi tàu cá trở về sau chuyến đi biển thắng lợi. Tại đây, mùi nước mắm trộn trong không gian, thậm chí còn thấm vào quần áo. Người ta gọi đây là con đường nước mắm quả không sai.
Nước mắm Cửa Bé trở thành tên gọi quen thuộc từ khi người dân làng chài đựng mắm trong những thùng gỗ, chở xe đạp đến từng ngõ, từng nhà rao bán. Hiện thứ nước chấm này đã trở thành thương hiệu nổi tiếng, được người tiêu dùng khắp nơi ưa chuộng. Cả làng có hơn 200 hộ chuyên làm nước mắm, nhiều hộ đã đăng ký nhãn hiệu hàng hóa như
NhaTrang, Hải Việt, Ngọc Hoài, Ngọc Hải...
Để làm được loại nước mắm này thì ta phải chọn loại cá cơm ngoài khơi, biển
NhaTrang có một bãi cát mênh mông, là nơi sinh sống của loài cá cơm, nguyên liệu tốt nhất để làm nước mắm. Cũng là cá cơm nhưng cá ở đây có mùi thơm kỳ lạ, tạo nên vị đặc trưng cho nước mắm Cửa Bé.
Cá cơm sau khi đánh bắt ở biển về thường để cho ươn rồi mới chế biến nước mắm bằng cách trộn với muối theo tỉ lệ 1/1. Ngày xưa, các nhà làm nước mắm (còn gọi là nhà thùng) ướp cá trong các thùng bằng gỗ, mỗi thùng chứa vài trăm kg rồi dùng vỉ tre nén chặt, đậy nắp cho cá ngấu (chín rục cùng với muối).
Từ lúc chèn cá đến khi cho ra loại nước mắm đầu tiên (gọi là nước mắm sống) phải mất khoảng 6 tháng. Sau khi lấy nước mắm sống, người ta cho muối vào thùng cho đến khi mắm có màu trong vàng, lúc này gọi là nước mắm nhĩ. Nước mắm nhĩ có độ đạm cao (trung bình 36%) dành để ăn sống, nghĩa là không pha chế. Sau giai đoạn lấy mắm nhĩ, người ta tiếp tục đổ muối vào để làm nước mắm loại hai. Khâu cuối cùng là dùng xác cá nấu với muối, pha thêm nước màu đường để làm loại nước mắm dùng chế biến món ăn.
Hiện kỹ thuật chế biến nước mắm đã thay đổi khá nhiều. Nhà sản xuất thay thùng gỗ bằng thùng hoặc hồ xi măng, thời gian ủ cũng rút xuống còn bốn tháng nhưng hương vị nước mắm Cửa Bé vẫn không thay đổi. Hình ảnh các nhà thùng chở nước mắm đến từng gia đình rao bán đã trở thành quá khứ, thay vào đó là máy bơm, ống hút đổ vào bình nhựa hoặc dùng máy móc đóng chai, dán nhãn. Nghề làm nước mắm phát triển góp phần giúp cuộc sống của người dân làng chài no ấm, đủ đầy hơn. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét